Chu chay 2

font size= "18 px "> Cạn dàu tim cháy thành tro .Những mong sáng cả đôi bờ nhân gian

Trang Anh

Philipin kien TQ về bien dao tai LHQ

Phát biểu tông thong Obama

Tân Lê -cô gái Úc gốc Việt tài danh

Ca voi chet dat vao bo bien Hue

Hoc tieng anh hieu qua.Tieng anh 123.com

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

VÔ CẢM _ NGUYỄN KHÔI



VÔ CẢM
( Gửi : Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến)
                        ------------
3 trẻ sơ sinh tiêm Vac xin bị chết
Bộ trưởng đi qua cũng chẳng ghé vào...
Là Bác sĩ phải có lòng nhân đạo
Vì công việc ư ?
Nghe ớn lạnh làm sao ? !
Ôi chao,
Việc "sống/chết" giao cho  NGƯỜI VÔ CẢM
Chị ta còn đi xây dựng Tháp chuông
Vào nghĩa trang liệt sĩ thắp hương
để lên Ti vi...
                để còn thăng tiến ? !
                   *
Phạm Ngọc Thạch - ngày xưa đâu có thế 
Tự tiêm Vac xin...rồi đã hy sinh !
                   *
Than ôi !
Thời buổi "thị trường" 
chuyện đời dâu bể
Con NGƯỜI VÔ CẢM
để tuột Niềm Tin.

      Góc thành nam Hà Nội 27-7-2013
            Nguyễn Khôi
        (Nhà văn Hà Nội)



Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

VỀ MỘT CÂU THƠ CỦA LÝ NGHĨA SƠN







                              VỀ  MỘT CÂU THƠ CỦA LÝ NGHĨA SƠN
                                   ( Tặng : Hoàng Hương Trang)
                       ------
  Thời chiến tranh theo Cơ Quan sơ tán ở trong rừng, một ngày mưa rừng tầm tã, buồn ơi là buồn...vô tình NK tôi vớ được cuốn "Mùa thu lá bay" của Quỳnh Dao :viết về mối tình của Hàn Ny, nó như kiểu các cô Mai, cô Loan, cô Tuyết... trong các Tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn thời trước 1945, không có gì gây ấn tượng, nhưng có một chi tiết đoạn tả Hàn Ny nhớ người yêu đã nhắc lại đoạn  truyện trong Hồng Lâu Mộng lúc Đại Ngoc nhớ Bảo Ngọc (cô này rất giỏi thơ văn) đã nhắc đến câu thơ của Lý Nghĩa Sơn (Lý Thương Ẩn ,813-858, đời nhà Đường):
      Lưu đắc tàn (khô) hà thính vũ thanh
với ý : cho dù em như cọng Sen tàn (chết khô) đứng trông đầm vẫn còn lắng nghe tiếng mưa rơi (tiếng của anh yêu).
Bài thơ này hầu như không thấy ở các Tuyển tập thơ Đường in ở Việt Nam ? nguyên tác như sau :

     TÚC LẠC THỊ ĐÌNH HOÀI THÔI UNG, THÔI CỔN
                    Trúc ổ vô trần thủy hạm thanh,
                    Tương tư điều đệ cách trùng thành;
                    Thu âm bất tản sương phi vấn,
                    Lưu đắc tàn (khô) hà thính vũ thanh.
                                LÝ NGHĨA SƠN
                                            *
Dịch :      Ở Lạc thị đình nhớ thôi Ung, Thôi Cổn
                      Trúc xanh,hiên mái soi hồ
                    Tương tư cách trở thành Ô trùng trùng
                      Bóng thu loáng ánh sương rung
                     Tàn Sen nghe tiếng lạnh lùng mưa rơi.
                                (Tiêu Văn @ Mặc Sương)
                                            *
                       Bên hiên trúc biếc mặt hồ
                     Nhớ nhau cách trở mấy bờ thành xa
                       Hơi thu vẩn bóng chiều tà
                      Tàn Sen lắng tiếng mưa sa lạnh lùng.
                                 (Nguyễn Khôi)
Bình : toàn bài thơ nói lên nỗi nhớ bạn của Lý Nghĩa Sơn khi đứng ở Đình Lạc Thị (Đình là nơi biệt ly- đưa tiễn)
  Câu 1 tả cảnh, câu 2 tả tình, câu 3 tả cành lồng tình, nói lên cái sự u ẩn trong lòng Thi sĩ giữa cái buổi chiều tà, mùa thu  đượm sương khói   để bật ra một câu kết tuyệt tác : lòng ta như cọng Sen tàn (chết) đứng trong đầm (hồ) mà vẫn nghe tiếng mưa rơi (tiếng của bạn bè , của sự sống thân thương).
   Lý Thương Ẩn nổi tiếng bởi những thơ diễm tình VÔ ĐỀ, bài này tuy ít người biết, nhưng chỉ một câu thứ 4 cũng đủ làm nên 1 kiệt tác Thơ để đời.

                                         Góc thành nam Hà Nội 23-7-2013
                                                        Nguyễn Khôi

 ( Nguyễn Đương ,tôi vừa nhận được một bản dịch nữa của bạn PHANNGY   Weesminster gửi , xin post chia sẻ với bạn bè để cảm ơn bạn thơ đã gửi)



                NỬA VÒNG TRÁI DẤT ,

                NGHE RÕ CÁC ANH !

 
            Nước lặng gương hồ liễu nhạt xanh,
            Ôm hình xưa cũ quá mong manh,
            Thu tàn tiếng lặng sương dầy đặc.
            Sen chết thân khô thính nhĩ thanh...
                              
                                            PHANNGY
                                                                         Westminster, CA 2013

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Tự hỏi - TÔ HOÀN


Tự hỏi

          Tô Hoàn

alt
TỰ HỎI

Tình yêu không là biển
Mà ta đi khôn cùng ?

Tình yêu không là rừng
Sao bao người lạc lối?

Tình yêu không thời gian
Mà sao ai cũng vội
                                 TH

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

ẢI NAM QUAN - Ba bài tứ tuyệt rút trong tập NGÓ Ý -DUY PHI



alt
      DUY PHI

ẢI NAM QUAN

Dừng chân ngắm lại ẢI NAM QUAN
Bao cuộc tiễn đưa bấy lệ tràn
Thềm cao, đất mình nay trạm Bắc
Lùi sâu góc thấp trạm Nam man ?!

SÔNG LÔ

sông Lô mùa này vơi vơi
mà sao con sóng trong tôi lừng lừng
máu xương đâu dễ dửng dưng
bãi xa sương khói ngập ngừng hoàng hôn

TIM ĐÈN

Chia tay mới thấy rộng dài đêm
Một mình diêm lẻ lửa xòe lên
Cháy tay chợt biết lòng đang cháy
Đèn có tim đèn, anh vắng em!

Rút trong tuyển tập NGÓ Ý - DUY PHI

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Đôi điều suy nghĩ nhân chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch nước - Gs Tương Lai


Gs Tương Lai 
Sau chuyến thăm Trung Quốc thì chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch Nước là mối bận tâm của rất nhiều người đang trĩu nặng suy tư về vận nước. Những hoạt động ngoại giao dồn dập trong thời gian qua càng làm cho mối bận tâm ấy thêm bức xúc trước những diễn biến mới của thời cuộc trong nước và thế giới. Những hoạt động đối ngoại gắn liền máu thịt với hoạt động đối nội, mà về thực chất thì nội lực của dân tôc, thế đứng của đất nước là nhân tố quyết định chiến lược và sách lược đối ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước người vang đến đâu là tùy thuộc vào sự dồn sức, góp lực của cả toàn dân. Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động đối ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trãi từng căn dặn "Thời! Thời! Thực không nên lỡ".

Vả chăng, chúng ta lại đang sống trong một thế giới đầy biến động. Cuộc cách mạng thông tin với mạng lưới internet phủ sóng khắp nơi đã khiến cho thế giới rộng lớn được thu hẹp lại trong "ngôi nhà toàn cầu", làm cho nhất cử, nhất động của mỗi một ai đó, nhất là của các "chính khách" đều hiện rõ mồn một trước đôi mắt tinh anh của công luận. Chính cái đó đem lại một sức mạnh mới, cách suy nghĩ mới cho mỗi con người. Người ta hiểu ra rằng, kiểu tư duy tuyến tính theo lối mòn không bắt kịp với thời đại mà chuẩn mực chính là sự thay đổi.
Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù qúy‎ báu‎ đến đâu, cũng không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Không thể không có tri thức mới, kinh nghiệm mới để hình thành một kiểu tư duy tương thích với nhịp sống đương đại của nền văn minh trí tuệ đang làm cho tiến trình phát triển đưa tới những bước hợp trội, tạo ra những đột biến không thể nào dự báo trước được hết. Hiện tượng Mianma là một ví dụ thật hấp dẫn.
 Ngoài ra, những bài học trị nước và cứu nước của ông cha ta vẫn ẩn chứa những nguyên lý ứng xử với dân với nước, với bạn với thù theo lối "mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích" (cái đầy gọi cái vơi, võng xuống thì được làm cho đầy trở lại,) vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động đối nội và đối ngoại. Dòng sông cuộc sống đang đẩy con thuyền đất nước đi vào đoạn nước xoáy, người lèo lái chỉ một chút sơ sẩy, thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết sẽ khiến cho dân tộc phải trả giá đắt. Vì xét đến cùng, cái quyết định vẫn ở con người. 
Thì chẳng thế sao? "Đại Việt Sử ký toàn thư. Kỷ nhà Trần" có chép lời tên tướng Ô Mã Nhi nhận xét về Đỗ Khắc Chung, người được vua Nhân Tông cử đến trại giặc dò xét tình hình : "Có thể nói là [người này] không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ mưu tính được". Sai người đuổi theo nhưng không kịp". "Sai người đuổi theo" là để bắt mà giết đi để mà còn liệu "dễ bề mưu tính". Tên tướng Tàu này quả là biết xét đoán người và hiểu được thời cuộc để thực thi đường lối cổ truyền nhất quán của chúng : không khuất phục, mua chuộc được đối phương thì tìm cách mà trừ đi! Bản lĩnh hiên ngang không biết cúi thấp đầu của Đỗ Khắc Chung là biểu hiện khí phách dân tộc, làm nên sức mạnh Việt Nam đánh tan tác kẻ thù từng xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu ở thế kỷ XIII.  Người thực thi mệnh [lệnh] của nước của dân ở thế kỷ XXI này, vì thế, phải biết học cha ông, không để nhục quốc thể.
Quan hệ Nước lớn-Nước nhỏ và Bản lĩnh Dân tộc
Có một điều phải suy nghĩ thêm khi báo chí ta gần đây hay nói đến chuyện ứng xử giữa nước nhỏ với nước lớn. Điều ấy có cái lý‎ của nó. Nhưng cũng lại phải thấy cho ra một điều nữa là, một nước đứng thứ 13 thế giới về dân số, cũng đã từng được cả thế giới biết đến như là một dân tộc từng đánh thắng những thế lực ngoại xâm khổng lồ ở thế kỷ XIII, XV, XVIII và XX để hiên ngang tồn tại bên bờ Thái Bình Dương rộng lớn, có một vị thế trong khối ASEAN, mà cứ vẫn mang tâm lý "nước nhỏ" trong ứng xử thì e cũng có chỗ chưa thỏa đáng. 
Hàn Quốc với diện tích 100.032 km vuông, dân số 48 triệu người, là "nước nhỏ" nhưng xem ra thế ứng xử của họ trên trường quốc tế thì cũng không "nhỏ" như người ta tưởng. Vì sao? Vì nhờ vào thực lực kinh tế, khoa học công nghệ và thành tựu về văn hóa nghệ thuật mà họ đạt được có thể ngang ngửa canh tranh với nhiều nước công nghiệp phát triển! Rồi Singapore, với diện tích 697.7km2, chỉ bằng diện tích huyện Cần Giờ của TPHCM và dân số chỉ 5,1 triệu người vào năm 2010 thì đúng là nhỏ, rất nhỏ. Nếu tính từ ngày tuyên bố độc lập 9 tháng 8 năm 1965 thì họ chỉ mới có gần 50 năm phát triển từ một nước hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Nhưng cũng chính vì thế, họ nhanh nhạy đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và theo dự tính thì đến 2018 Singapore sẽ là một đầu mối của mạng lưới năng động trong nền kinh tế châu Á và toàn cầu với tính đa dạng nhạy bén trong hoạt động kinh doanh. Thế đứng của đất nước này, vì thế, đâu kém những nước diện tích lớn, dân số đông!
Còn ta, vì sao Việt Nam ta từ đỉnh cao chiến thắng lại trở thành lạc hậu và lạc điệu với thế giới. Đây là câu chuyện dài chưa thể trong vài dòng nói hết, nhưng không thể không thẳng thắn và sòng phẳng chỉ ra nguyên nhân của nó.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

LỜI THỀ LÁ SEN của NGUYỄN ĐĂNG LUẬN - Lời bình NGUYỄN KHÔI




                

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Nhà thơ Nguyễn Đăng Luận năm 23 tuổi  
  
Nguyễn Đăng Luận Sinh ngày 29 tháng 5 năm 1945 tại làng Triệu Xuyên xã Long Xuyên huyện Phúc Thọ Hà Nội. Năm 1958 là học sinh duy nhất của xã Long Xuyên thi đỗ vào trường Phùng Hưng – trường PTTH quốc lập đầu tiên của tỉnh Sơn Tây. Kĩ sư  Đường Sắt. Đã xuất bản 5 tập thơ: NGÀY KHÔNG EM, BUỔI BAN ĐẦU , EM, THƠ NGUYỄN ĐĂNG LUẬN VÀ LỜI BÌNH, THƠ TÌNH NGUYỄN ĐĂNG LUẬN. Nguyễn Đăng Luận là lớp trưởng lớp viết văn khóa I Hà Nội. Sáng lập và làm chủ nhiệm CLB văn học Bông Hồng Vàng Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội (Tổ chc bản thảo và tài trợ xuất bản 5 tác phẩm của CLB: TRÁI TIM ĐỂ NGỎ,  BÔNG HỒNG VÀNG, DÒNG SÔNG CHÁY, NĂM NGƯỜI  ĐÀN BÀ VÀ BỐN NGƯỜI ĐÀN ÔNG, CẦU VỒNG ĐEN VÀ NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY – bìa các tác phẩm này đều in logo CLB Bông Hồng Vàng và dòng chữ: “Nhà thơ Nguyễn Đăng Luận giữ bản quyền”. Nguyễn Đăng Luận sáng lập và là nhà tài trợ duy nhất giải thưởng Văn Học Bông Hồng Vàng  – chế tác bằng vàng 9999 lần trao giải đầu tiên công bố trên báo Tuổi Trẻ số 35 ra ngày 28 tháng 3 năm 1995). Nguyễn Đăng Luận là Hội viên Hội nhà văn Hà Nội từ năm 1992 Hiện là Chủ biên và tài trợ xuất bản Tân Văn – Chuyên đề sáng tác phê bình giới thiệu văn học – NXB Hội nhà văn  
 

 

              LỜI THỀ LÁ SEN


                    Lá Sen chưa kịp đi tu

            Mà hoa Cúc đã nhuộm thu óng vàng



                  Yêu em mua cốm làng Vòng


            Nâng niu anh gói trong lòng lá Sen



                   Lời thề hôm ấy của em



            Thơm như cốm ướp hương Sen giữa mùa



                  Không ngờ, anh thật không ngờ



             Lá Sen rách. Cốm bây giờ thơm đâu?





                                                       



  LỜI BÌNH :  Nhà thơ NGUYỄN KHÔI 


                      

                                              
 
 Tháng 7, Thi nhân về quê, tới Ao Sen đầu làng... vừa mùa Sen nở lục biếc chen hồng, lòng bật lên một "Ý Xưa" (cổ ý):
            Sen lá như dù biếc
            Sen hoa tựa má đào
            Nhớ ai chưa gặp mặt
            Thơ thẩn mãi bên ao.
                -Phù Thúc Hoành

"Ý Xưa" là lối thơ tả tình theo tứ thơ cổ, nên thường gọi "cổ ý".  Gặp cảnh sinh tình nảy ra ý thơ... với cái thói đa tình của Thi nhân xưa nay đều thế. Ở Phù Thúc Hoành (Đại Việt-đời Lê) thấy Sen trên ao mà người thì chưa thấy vẫn đẻ ra một tứ thơ lạ "nhớ ai chưa gặp mặt" rất phi lý nhưng lại thật là thơ để Thi sĩ có cái cớ "thơ thẩn mãi bên ao"...
 Còn xưa hơn nữa, ở Bạch Cư Dị (702-846) đời Đường bên Trung Hoa, thì với "Trên ao" (Trì thượng):
             Cô em bơi chiếc thuyền con
            Bẻ hoa Sen trắng lon xon trốn về
             Ngây thơ chẳng biết giấu che
            Mặt bèo còn rẽ lối đi rành rành...

 Cái "Ý" (cái cớ, cái "cửa mở" vào thơ ) ở đây là "thâu thái bạch liên hồi"(câu 2) là Ý mới tạo ra Tứ lạ "bất giải tàng tung tích "(câu 3)...
 Và hôm nay, với Nguyễn Đăng Luận về quê Sơn Tây, đến đầu làng gặp Ao Sen... thì cả một trời thơ hoài niệm- "Ý cũ" (hồi tưởng lại cả cái duyên xưa cũ càng), rồi bật lên một "khúc Kinh thi xứ Đoài - tân biên" đọc lên rõ sướng:
               
       
         LỜI THỀ LÁ SEN
                    Lá Sen chưa kịp đi tu
            Mà hoa Cúc đã nhuộm thu óng vàng
                  Yêu em mua cốm làng Vòng
            Nâng niu anh gói trong lòng lá Sen
                   Lời thề hôm ấy của em
            Thơm như cốm ướp hương Sen giữa mùa
                  Không ngờ, anh thật không ngờ
             Lá Sen rách. Cốm bây giờ thơm đâu?

  Đúng, với giọng điệu ngôn từ của "Lời thề lá Sen" thật như là một khúc “Kinh thi Việt” thuần túy, chất liệu thơ là Ca dao lục bát thuần Việt.
 Bài thơ có đủ "Tình - Cảnh - Sự": Tình chan chứa, cảnh nhà quê rất thơ khi "hoa Cúc nhuộm thu óng vàng"; "Sự" ở đây là có sự cố, (có vấn đề) để gây vết thương lòng...
 "Lá Sen đi tu" là sáng tạo độc đáo của Thi sĩ, đã nhân cách hóa cái Lá Sen (ám chỉ cái Cô Nàng) ẩn dụ như “Lá Diêu Bông" của Thi sĩ Hoàng Cầm...Cái bi kịch là "chớm xuân mà đã thu rồi"- Lời thề của Nàng "thơm" như gió nội hương đồng nên nó bay đi (lời thề gió bay) để Chàng thật không ngờ...?
  Ở trên là "Lá Sen... đi tu" (mở), kết là "Lá Sen rách" - trên "tu"/ dưới "rách" đối chọi nhau, coi như 2 "chữ mắt" (nhãn tự) được Nhà thơ đặt ở vị trí (đầu/ cuối) rất đắc địa làm tỏa sáng cả câu thơ, gây âm vang trong lòng người đọc...
 Câu 5+6 tạo ra một tứ thơ khá đắt -  mà tứ thơ là cái ĐẸP toát ra từ chữ nghĩa, ý tưởng và nhạc điệu - Nó hàm ẩn đủ tư tưởng (sợi chỉ đỏ), ngôn ngữ cùng "thi trung hữu nhạc".
Nó là hình tượng thơ diễn đạt được một ý trọn vẹn. Ý đẻ ra Tứ... Đây chính là đặc sản của tâm hồn Thi nhân với một "Thi cách" riêng là thế. Nó là rường cột kết cấu nên bài thơ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ (chứa đựng triết lý sâu sắc, nội dung có tầm bao quát lớn), cốt lõi (thành tựu) của bài thơ chốt ở 2 câu:
                Lời thề hôm ấy của em
       Thơm như cốm ướp hương Sen giữa mùa

đã tạo ra một Tứ thơ ĐẸP để đi đến cái "kết" hẫng hụt... “bây giờ
 thơm đâu” ? Đau/ mất mát, nhưng không bi lụy- tâm hồn vẫn trong sáng thanh thỏa như hồn chàng Thi sĩ chốn chân quê, kiểu "hôm qua em đi tỉnh về..."
KẾT: bài thơ Hay thật, nhưng chưa toàn bích! phải chăng do Nhà thơ quen làm theo lối tự do, không câu nệ niêm luật nên chưa chú ý về phép luyện chữ, ghép vần của thơ lục bát truyền thống do đó việc chọn "từ" (chữ) chưa thật vần, còn lặp từ như vàng/ vòng, câu 4 đã "Sen" xuống câu 6 lại "Sen"...?
Tuy vậy, điều nổi bật là bài thơ này có "Thi cách Nhà quê" (đạt); "Ý" tuy không mới nhưng lại tạo được Tứ lạ... đó là bữa tiệc tâm hồn của riêng Nguyễn Đăng Luận. Cái làm nên bài thơ HAY ở đây là khởi từ một ý thơ sâu sắc (dù là Cổ Ý) nhưng với tâm hồn thơ sung mãn, đang độ chín, Nguyễn Đăng Luận gặp cảnh (cũ) sinh  tình (nhớ Nàng xưa) đã bật ra một Tứ thơ để bạn bè nhớ mãi khó quên.
 
                                                      Góc Thành Nam - Hà Nội, 10-10-2011




 

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

CHÙM ẢNH NGUYỄN KHÔI


                                            Chùm ảnh Sapa










Những chân dung kỳ lạ của nhiếp ảnh gia National Geographic

Phóng viên ảnh Alison Wright không chỉ du lịch nhiều nơi trên thế giới, mà cô còn hé mở cho chúng ta tất cả vẻ đẹp bên trong của các bức ảnh mà cô chụp được.
1. Mặt nạ lễ nghi Malagan, đảo Lissengung, Papua New Guinea, 2010
thế giới, du lịch, gương mặt
Bậc thầy Fabian Pano đã khắc mặt nạ Malagan. Fabian học nghề từ cha mình và cha ông lại học từ tổ tiên đi trước.
Những mặt nạ này được đốt cháy sau buổi lễ, hiện nay còn ít thợ có thể khắc được mặt Malagan, các mặt nạ bây giờ được sưu tầm và bảo tồn.
2. Em bé Tây Tạng, Manigango, Kham, Tây Tạng, 2005
thế giới, du lịch, gương mặt
"Một lần khi tôi lái xe tới khu vực phía đông xa xôi của cao nguyên Tây Tạng, tôi đã nhìn thấy cô bé này trở về từ một lễ hội ngựa. Trời đột nhiên đổ mưa, vì vậy tôi đưa em đến một trường học gần đó để chụp hình. Em thì nhỏ và ánh sáng vừa đủ cho tôi chụp ảnh em, tôi đã phải đặt em đứng lên một chiếc bàn”.
3. Người đàn ông của bộ tộc Drokpa- bộ tộc đội hoa trên đầu, thung lũng Dahanu, Ladakh, Ấn Độ năm 2006
thế giới, du lịch, gương mặt
Từ thế hệ này sang thế hệ khác, những người đàn ông hay phụ nữ đều có truyền thống đội những vòng hoa trên mái tóc của mình. Đó là lần đầu tiên tôi đến chụp ảnh ở vùng đất đó, những người dân trong làng vẫn đang làm việc chăm chỉ trên những cánh đồng, ca hát và hái táo từ trên cây. Nhiều người phụ nữ đã dừng lại để chỉnh những vòng hoa trên mái tóc họ. Mấy năm sau khi tôi quay lại nơi đây, có rất ít người còn đội những chiếc mũ làm bằng những bông hoa. Họ đã thay đổi và mặc quần áo hiện đại của phương Tây.
4. Goite ở bộ tộc Hamer, thung lũng Omo, Ethiopia, 2006
thế giới, du lịch, gương mặt
Tôi đang cố gắng chụp chồng người phụ nữ này khi ông ta đâm vào ngực con cừu sữa và trộn sữa với máu. Đây là một chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn của bộ tộc này. Tôi chụp người phụ nữ này khi cô nhìn tôi từ trong bóng tối của túp lều”.
5. Một người đàn ông trong hồ bơi vô cực tại Grand Pitons, khu nghỉ dưỡng Jade, StLucia, 2009
thế giới, du lịch, gương mặt
"Vào một buổi chụp cho tạp chí trên đảo tại khu nghỉ dưỡng Jade, phòng của tôi không chỉ có một hồ bơi vô cực, thật dễ để bắt được những khung cảnh tuyệt đẹp tại Pitons Grand bởi các hồ bơi đều không bị giới hạn bởi các bức tường”.
6. Chị gái ở Bhaktapur, Nepal, 1990
thế giới, du lịch, gương mặt
Với đứa em địụ trên lưng, và trung bình trong 7 đứa trẻ trong 1 gia đình, thì người chị lớn tuổi hơn ở Bhaktapur hầu như phải sống như một người phụ nữ trong gia đình, chăm lo cho các em. Đây là bức ảnh mà tôi chụp được trong số nhiều các bức ảnh khi sống và làm việc trong suốt 5 năm liền ở Nepal.
7. Komono - Một cô gái maiko với ô, Kyoto, Nhật Bản, 2005
thế giới, du lịch, gương mặt
"Komomo là một người học việc của maiko và như là một phần của quá trình đào tạo để trở thành một geisha dành 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần trong khoảng năm năm nghiên cứu nghệ thuật chính thức như múa, âm nhạc, thi ca. Tôi được mời bước vào thế giới bí ẩn của những nghệ nhân này và tìm hiểu thời gian riêng tư với các cô gái khi họ chuẩn bị cho công việc vào buổi tối của mình”.
8. Thợ săn Kazakh và con đại bàng, Ölgii, Phía tây Mông Cổ năm 2006
thế giới, du lịch, gương mặt
Hàng năm các thợ săn Kazakh đều hội tụ trong lễ hội Golden Eagle trong khung cảnh cheo leo phía tây dãy nũi Altai. Họ tham gia vào các hoạt động truyền thống như là bắn cung, đua ngựa và đua lạc đà và trò Khukh-bar một cuộc chiến trên lưng ngựa với tấm da cừu. Sự kiện mong đợi nhất là các đấng nam nhi tự hào thể hiện bản lĩnh và tài năng của mình khi săn bắt chim. Chỉ có một con chim được tuyên bố chiến thắng nhưng cuối ngày mỗi người đàn ông sẽ phải vượt qua 1 chặng đường dài để quay về làng trên lưng ngựa và giữ thăng bằng một con đại bàng trên khuỷu tay của họ.
9. Chàng cao bồi tại cuộc đua tài Charreada, Guadalajara, Mexico, 2009
thế giới, du lịch, gương mặt
“Một chàng trai cao bồi trẻ gợi lên sự lãng mạn và thời gian vô tận khi anh chuẩn bị ra đấu trường. Anh ta đã biểu diễn tuyệt vời trong buổi tối hôm đó và không biết mệt mỏi bởi sự cổ vũ nhiệt tình của không khí xung quanh”.
10. Cậu bé đang chờ đợi được lắp chân giả tại Hội Chữ thập đỏ sau khi bị mất đi một chân tại vụ nổ mìn, Kabul, Afghanistan năm 2007.
thế giới, du lịch, gương mặt
“Cứ 22 phút trôi qua, ở đâu đó trên thế giới lại bị tàn tật hay thiệt mạng vì những vụ nổ mìn. Trẻ em thường xuyên là các nạn nhân. Trung tâm hội chữ thập đỏ cho hồi phục chức năng có 6 trụ sở khắp Afghanistan, họ đã điều trị cho 39.000 ca ở Kabul. Có khoảng 500 nhân viên và tất cả mọi người làm việc ở đó đều bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Nhiều người đã bị mất đi những phần phụ chủ yếu từ những vụ nổ mìn”.
11. Hai em bé trong một cái thùng dưới mọt túp lều sau trận động đất, Port-au-Prince, Haiti, 2010.
thế giới, du lịch, gương mặt
Trận động đất diễn ra vào ngày 12/1/2010, khi đó tôi ngủ trong một khu biệt thự khoảng 10000 đô-la trong chuyến đi chụp ảnh Amanyara tuyệt đẹp trên đảo Turks và Caicos. Vì muộn 30 phút nên tôi không thể có chuyến bay khác nào để về. Khi đó tôi gặp Cecile, cô ấy đã gợi ý cho tôi đến nhà cô ấy ngủ một đêm cùng gia đình cô ấy. Tôi thấm thía một điều rằng: những người có ít nhất lại là những người cho nhiều nhất”.
12. Các nhà sư nghỉ ngơi tại đền Bayon, Angkor, Campuchia, năm 2006
thế giới, du lịch, gương mặt
"Sau 12 năm quay trở lại Angkor Wat ở Cam-pu-chia, tôi đã bước đầu thất vọng khi thấy các di tích cổ chìm dưới sức nặng của khách du lịch. Tôi khám phá ra một hướng đi ngược lại với các khách du lịch khác và tôi bắt gặp được giây phút các nhà sư đang thư giãn và thưởng thức sự yên tĩnh trong ngày”.
13. Đạt Lai Lạt Ma ban phước cho anh cảnh vệ, Dharamsala, Ấn Độ, năm 1998
thế giới, du lịch, gương mặt

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

NGAI VÀNG TÀN TRO - NGUYỄN ĐƯƠNG


THƯƠNG CÂY

Thương cây chốt giữ trong lồng
Cành không đón nắng, chim không bay gần
Bâng khuâng khách lạ dừng chân...
Nước non mây gió xoay vần đến đâu!?...

alt
                    LỒNG CÂY SƯA

NGAI VÀNG TÀN TRO

Thành Hồ đá núi rêu phong
Sáu trăm năm lẻ đau lòng bấy nay
Thành cao hào sâu lũy dầy
Một phen binh lửa trói tay chịu hàng

Nhân dân chính chủ giang san
Vua không dân... đến ngai vàng... bụi tro

alt
     THÀNH NHÀ HỒ ( THANH HÓA)

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

NẮNG HẠ - Thơ HTTRUC




                 
               















                 HTTRUC
   EKATERINBURG- Lien bang NGA 

      NẮNG HẠ
                       Hà Thị Trực

Như chảo lửa khổng lồ đang thiêu mặt đất
Nắng xèo xèo ngọn cỏ, gió nơi nao?
Trời nóng nực suốt đêm dài thao thức
Đất khô cằn có giữ nổi mầm xanh ?

Mấy năm rồi khí hậu biến đổi nhanh
 Ai lường được bất thường thời tiết
Chang chang nắng, đường bê tông tóe lửa
Chợt nhói lòng, gõ tiềm thức bóng mây !

Gió ở đâu gió hãy về đây
Thoáng một luồng giảm đi cơn oi ả
Mưa ơi mưa về cho xanh non lá
Cho mẹ và em giấc ngủ ngon đêm

Cho dòng sông chảy mãi êm đềm
Cho vụ mùa thơm hương gạo mới
Cho sắc cây biếc xanh, ngọt quả
Cuộc sống rộn ràng mỗi bước ta qua

Mong Hạ vẫn xưa chở giấc mơ hoa
Phượng vĩ đỏ trời, rung rinh sắc nắng
Đừng nhé Hạ ơi quên khoảng trời thầm lặng
Tiếng ve sầu ngân khúc ru trưa...

                      Ekaterinbuarg 10/05/2013