Mùa em cũng nụ cũng nhành
Quai thao nón thúng giả thành người ngoan
Mùa em cũng hội cũng đàn
Cánh đu vít bổng thế gian lắm trò
Mùa em cũng nhận cũng cho
Con sông lở cả đôi bờ vào đêm
Mùa em cũng khát cũng thèm
Nguồn trong thì cạn bon chen thì đầy
Mùa em cũng mặn cũng cay
Mẩy tròn để rụng lép bay về trời
Mùa em mây gió rong chơi
Uôm oam rỗng cả lòng người tháng ba
Góc người yêu thơ
Lời bình :
Trong ngôn ngữ hàng ngày ta thường gặp :Mùa xuân,mùa hạ…,
mùa cau mùa lúa…
Tục ngữ ca dao có câu “Được mùa cau, đau mùa lúa”
Ta còn gặp mùa thi trong thơ Xuân Diệu “Mùa thi đang bận em thơ”.
Nhưng Tô Hoàn viết “ Mùa em”thì quả là mới lạ - Tình tứ, mượt mà giàu
hình ảnh mà đa tầng đa nghĩa.
“Mùa em”,có thể hiểu là thân phận con người,là cuộc sống,là trào lưu xã
hội .Hai câu mở đầu của “Mùa em“ là cả một trào lưu lớp trẻ ,lứa tuổi nụ
tuổi hoa . “Mùa em cũng nụ cũng nhành/Quai thao nón thúng giả thành
người ngoan”.
Lứa tuổi trẻ hôm nay có nhiều tài năng.Có những con người lỗi lạc như
Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu,Vũ Hà Văn, Đàm Bích Thuỷ...
Nhưng mặt sau tấm bảng vàng son không ít những “bệnh hoạn”
giả dối -nhiều tiến sĩ dởm ,thậm chí có cả viện sĩ dởm…Đó là hậu quả của
nạn mua quan bán tước .Cụ Nguyễn Du đã viết “Trong tay đã sẵn đồng
tiền/Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì”.
Nghệ thuật dùng từ của Tô Hoàn rất sành điệu “Quai thao nón thúng” thì
đã lộ nguyên bản sự giả dối rồi ,làm sao thành người ngoan nữa!
Con người có những nguyện vọng, ước mong chính đáng- Đó là làm việc
Và cống hiến…Nhưng đứng trước dòng sông ô nhiễm làm sao có những
câu thơ “Đỗ bờ sông trắng con thuyền bé/ Cạnh lớp lau già gió lắt lay”
( Thế Lữ). Hay “Đêm về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”…
Đó cũng là nỗi buồn của nhà thơ,người nghệ sĩ. Tô Hoàn đã viết nên câu
thơ thật bức xúc “Mùa em cũng khát cũng thèm/ Nguồn trong thì cạn bon
chen thì đầy”
Trong xã hội còn nhiều tham nhũng .Đồng tiền mua được mọi thứ thì
tài năng không chưa hẳn đã có chỗ đứng trong đời sống
Vì vậy:”Mùa em cũng mặn cũng cay/ Mảy tròn để rụng lép bay về giời”
Bài thơ như bức tranh sống động về xã hội hiện nay. Phải thực sự có tấm
lòng với quê hương đất nước mới viết nên những câu thơ sâu sắc,ám ảnh
đến thế.
Anh đã từng viết:”Với nghề khác càng khôn ngoan càng tốt/ Với người thơ
khôn ngoan quá xin đừng/ Khôn ngoan quá suốt đời che chắn hết/ Chẳng
phía nào còn gió để rưng rưng “