Trích : Chương17
ĐÊM TÂN HÔN
Trong vòng
tay, người ngọc
Thủ thỉ
chuyện thần tiên
Đời người ta
thật ngắn
Khi trận cười
thâu đêm
(Thơ cổ)
Qua đầm Thị
Nại mà tưởng vẫn là biển cả. Lên kiệu, chuyển sang xe song mã, mui xe lợp vàng,
rèm hoa văn lượn sóng buông rủ.
... Rất
đông giáp sĩ, họ xếp hàng đôi, cờ hoa nghi trượng phấp phới. Đó là những lá cờ
với nhiều kích cỡ nhiều màu sắc, gió bay phần phật.
- Thưa Lệnh Bà, đến kinh thành Chà Bàn rồi ạ!
Phi Thuỷ- thị nữ Chiêm vừa dứt lời thì một tràng pháo lệnh nổ vang, hương thuốc
pháo thơm ngát, sau mỗi tiếng nổ, giấy pháo tung bay như một đàn bươm bướm đỏ.
Tiếng chiêng, trống tiếng reo hò vang dội. Buổi đó, Huyền Trân thấy như một
giấc mộng.
Thành Chà Bàn rộng mênh mông, tường thành
cao đến mười trượng, xây gạch giữa một vùng chênh chênh những dải đồi trập
trùng cao thấp. Khu cung điện- Tử cấm thành có nhiều dãy nhà cao lợp ngói âm
dương hoặc ngói ống.
Quế Nhi và Phi Thuỷ dìu nàng...Như một thân
liễu thướt tha, nàng đi trong ánh mắt của hàng nghìn người, triều đình và dân
chúng kinh thành. Mọi người đều vô cùng xúc động.
Lộng lẫy như một hạt ngọc, có nàng cả đất
trời bừng sáng. Khi tà áo lụa mỏng màu thanh thiên bay lên trong gió, mọi người
đều tiếc là ngọn gió không thổi mạnh hơn nữa. Từ lúc Huyền Trân xuất hiện, cả
trăm người đàn ông ở đấy đều bị chao đảo như say sóng. Đi trên một tấm thảm màu
đỏ, Huyền Trân chợt thấy trước mặt có một người ngồi trên ngai vàng, miệng cười
rộng. Phỉ Thuý nói:
- Thưa Lệnh Bà, đây
là Quốc vương Chế Mân, tức Jaya Sinhavarman- III.
Dẫu Phi Thuỷ không giới thiệu thì Huyền Trân
cũng đoán được. Ông vua trẻ chừng bốn mươi tuổi, người anh hùng đã hùng đã từng
cầm chân, làm tiêu hao nhiều sinh lực của đội quân Toa Đô khi chúng đến xâm
chiếm mảnh đất này đây.
Người đã cho làm bẫy đá bỗng dưng sập xuống
đầu giặc, đã để những cái lu đập nắp kín, giặc tưởng là chứa đồ ăn tranh nhau
mở, thì cả vạn con ong cùng bay ra đốt chúng túi bụi. Người đã có được sự quý
mến, tin tưởng của Phụ hoàng ta, khiến Phụ hoàng có thể ở Chiêm trên nửa năm,
lại hứa trao cho con gái, người đã dâng cả châu Ô châu Lý làm sính lễ...
Bao niềm cảm xúc trào dâng, Huyền Trân muốn
chạy lại ôm Chế Mân, nhưng tính nữ gia giáo và ý nghĩ về quốc thể nhắc bảo nàng
phải cẩn trọng.
Áo quần, khăn mũ Chế Mân đều màu trắng.
Trước ngực Chế Mân có đeo một thẻ bài ngà dài đến một gang tay phía cuối hình
xéo như đuôi cá. Sau này, nàng mới biết đó là cái Nha chương bằng ngọc, một
biểu tượng của người đứng đầu Chiêm quốc.
Nàng cúi đầu thi lễ, bỗng bao nhiêu vốn liếng tiếng Chiêm
quên hết, nàng nói bằng tiếng Việt với một giọng nhỏ bé nhưng trong trẻo:
- Tiện
thiếp xin cúi đầu chào Quân vương.
Phỉ thuý dịch lại. Tất cả reo vang:
- Quốc
vương vạn tuế, Lệnh Bà Huyền Trân muôn
tuổi.
Cao lớn, oai nghiêm, lông mày rậm, giọng
trầm ấm, Chế Mân nói một câu gì đó, cười. Phi Thuỷ dịch:
-
Ôi! Công chúa, cứ tươi như hoa takơlao vậy, đi đường có vất vả lắm chăng?
Nàng chỉ mỉm cười: “Dạ! Dạ!” thay cho mọi
lời nói.
- Xin
Lệnh Bà chào Hoàng hậu Tapasi.
Váy áo dát vàng đính ngọc, hoàng hậu Tapasi ngồi dưới một chiếc tán,
người quê Chiêm thường gọi là cái du- du, màu cẩm thạch. Như một cái máy, nàng
lại đi vòng quanh đưa ánh mắt nhìn từng người , vị Bố Đề (Tể tướng) đến các
hoàng thân quốc thích.
Trong này, nhiều phụ nữ xinh đẹp, môi đỏ như hoa râm bụt, phần lớn họ có
kiềng cổ, vòng vàng bạc trên cổ tay, mặc
áo lu- á , cà- chăn (váy) màu vàng nhạt, màu cổ chim cu, màu hoa lý. Gấu váy có
hoa văn năm lần vân sóng hoặc thêu núi non, hoa cỏ... Nam giới hầu như đều mặc quần áo
trắng, một sắc phục mà mọi người đàn ông Chiêm trung thành, coi đó là niềm kiêu
hãnh. Một số vị trên cổ quàng khăn đỏ, trức ngực có một vạt vải hình lưỡi rìu
ngược. Lúc này, Huyền Trân mới nhớ ra, với nụ cười tươi thắm, nàng đi thi lễ
một lượt và chúc:
- Thon
phơ rao nga mau tre ton cơ to.
Bất ngờ bởi công chúa Đại Việt nói được
tiếng Chiêm, “Chúc làm ăn tốt. lúa đầy kho bắp đầy giàn”, với một âm sắc trong
trẻo, mọi người reo lên như sấm.