Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012
Lời cô gái tuổi ba mươi- Thơ TÔ HOÀN
Lời cô gái tuổi ba mươi
Em đã mười năm mặn lạt với Tây Nguyên
hai mươi tuổi lên rừng
giờ ba mươi tuổi
ba mươi tuổi chưa chồng thành người ít nói
em ngại đi qua những chỗ đông người
Em xôn xao như cây lá một thời
cũng một thời vô tư như gió
thấy chim, muốn bay
ngắm trăng, muốn tỏ
mái tóc ban mai thơm sắc hoa rừng
Ai hạnh phúc nơi đâu
hãy lên Tây Nguyên sống lấy một tuần
ba mươi tuổi chưa chồng
sáng,ra cửa gặp rừng
chiều, vào nhà gặp gió
nắng, bụi đầy người
mưa, đất níu bàn chân
Chưa chồng ở Tây Nguyên đêm lạnh gấp bao lần
chăn đơn kín bên này
bên kia buốt giá
năm thì ngắn
đêm sao dài buốt quá
chim chóp bóp khản giọng rồi vẫn chửa gặp được nhau
Ba mươi tuổi vui buồn ai nói được đâu
ai cũng thèm được sinh con, làm vợ
ai cũng thèm bồng bế trẻ thơ đêm căn phòng ấm lửa
được giận hờn
sung sướng biết bao nhiêu
Tuổi ba mươi
ai ước mơ nhiều
em cũng thế mà xa vời quá
tuổi ba mươi ở rừng
sắc hồng vơi trên má
đàn ông đi qua có ngoảng lại bao giờ?
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012
Nghĩ về Nhân Dân
Nghĩ về nhân dân
Lẽ nào đất nước chỉ có những thần dân
“ Đèn nhà ai nhà ấy rạng”
Trước bạo lực , cường quyền ai cũng lảng
Cốt sao mình sống được yên thân
Đâu là nét văn hóa Việt Nam
“ Con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
“Đâu còn giá gương, nhiễu điều che phủ”
Mây oan khiên mờ mịt khắp bàu trời
Ta thương cháu thanh niên
Nghẹt thở trước cuộc đời
Yêu Tổ Quốc sao thành tội lỗi?
Sức mạnh đè đầu người dân vô tội...
Văn Giang, Tiên Lãng, Vụ Bản, Sóc Trăng...
Chuyện Đất Cát mồ hôi xương máu nông dân,
Những người đã mấy đời theo Đảng.
Ta đã thành hèn nhát
Tự bao giờ!
Như con hến con sò
Ngậm miệng ngàn năm bãi cỏ
Xin đứng dạy thành người, con của nhân dân
Lẽ nào đất nước chỉ có những thần dân
“ Đèn nhà ai nhà ấy rạng”
Trước bạo lực , cường quyền ai cũng lảng
Cốt sao mình sống được yên thân
Đâu là nét văn hóa Việt Nam
“ Con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
“Đâu còn giá gương, nhiễu điều che phủ”
Mây oan khiên mờ mịt khắp bàu trời
Ta thương cháu thanh niên
Nghẹt thở trước cuộc đời
Yêu Tổ Quốc sao thành tội lỗi?
Sức mạnh đè đầu người dân vô tội...
Văn Giang, Tiên Lãng, Vụ Bản, Sóc Trăng...
Chuyện Đất Cát mồ hôi xương máu nông dân,
Những người đã mấy đời theo Đảng.
Ta đã thành hèn nhát
Tự bao giờ!
Như con hến con sò
Ngậm miệng ngàn năm bãi cỏ
Xin đứng dạy thành người, con của nhân dân
Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012
Bóng núi
Bóng núi
Bóng núi chợt dài chợt ngắn
Đời người thấp thoáng mây trôi
Bạch mã vó câu đâu lãng
Giục giã bao nhiêu đời người
Trái tim thao thức
Trái tim thao thức
Người mù ngày cũng như đêm
Trái tim thao thức ngóng xem sự đời
Lắng nghe giọng nói tiếng cười
Mà đo tâm trạng lòng người lòng ta
Liêu xiêu bao nỗi xót xa
Gặp mùa lá rụng vườn nhà xác xơ
Tôi về,lòng chẳng còn thơ
Vịn cây xơ xác, chạm bờ đầy sâu
Giấc mơ chết đứng giữa cầu
Quanh mình vắng vẻ, ai đâu đồng hành
Mua la Thow DUY KHOAT
DUY KHOÁT
Quê: Mão Điền Thuận Thành
Bắc Ninh
Thường trú: Phố Quan Nhân
Q Thanh Xuân, Hà Nội
Hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội
Hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam
Mobile: 01263 077 655
Trích MƯA LÁ ( Thơ)
-Nhà Xuất bản Văn Học-
Vầng trăng đáy nước
Ơi nàng Trăng đang tắm trong hồ
Gần gũi thế tưởng như vớt được
Ta khờ khạo vừa chạm tay xuống nước
Đã giật mình sóng động
Trăng tan
Thuốc lào
Vân nhìn anh bắn điếu cày
Hỏi anh hút thuốc có say bao giờ?
Thuốc lào say đến quay lơ
Chưa bằng đôi mắt ngây thơ em cười
Kỷ niệm trường Chèm
1961
Thực ảo
Anh ngồi đối diện với đêm
Tưởng đâu vừa thoáng bóng em xa mờ
Tình đời thực ảo như thơ
Gặp nhau là bạn trong mơ là tình
Tiếc
Trời ơi, đêm ấy mình sao ngốc
Nghe em kêu lạnh đưa em về
Có lửa trên môi sao chẳng đốt
Để mất em rồi mới tái tê
Anh hỏi Cụ Rùa
Tà áo dài em bay uyển chuyển
Ngày thơ Văn Miếu tết Nguyên tiêu
Trông em đài các như hoàng hậu
Khiến mắt bao người bị đốt thiêu
Anh hỏi cụ Rùa: Nàng có đẹp?
Bia nặng đè lưng, cụ vẫn cười:
Gặp giai nhân ấy như gặp lửa
Chỉ sợ Rùa ta cũng hóa vôi
Quê: Mão Điền Thuận Thành
Bắc Ninh
Thường trú: Phố Quan Nhân
Q Thanh Xuân, Hà Nội
Hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội
Hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam
Mobile: 01263 077 655
Trích MƯA LÁ ( Thơ)
-Nhà Xuất bản Văn Học-
Vầng trăng đáy nước
Ơi nàng Trăng đang tắm trong hồ
Gần gũi thế tưởng như vớt được
Ta khờ khạo vừa chạm tay xuống nước
Đã giật mình sóng động
Trăng tan
Thuốc lào
Vân nhìn anh bắn điếu cày
Hỏi anh hút thuốc có say bao giờ?
Thuốc lào say đến quay lơ
Chưa bằng đôi mắt ngây thơ em cười
Kỷ niệm trường Chèm
1961
Thực ảo
Anh ngồi đối diện với đêm
Tưởng đâu vừa thoáng bóng em xa mờ
Tình đời thực ảo như thơ
Gặp nhau là bạn trong mơ là tình
Tiếc
Trời ơi, đêm ấy mình sao ngốc
Nghe em kêu lạnh đưa em về
Có lửa trên môi sao chẳng đốt
Để mất em rồi mới tái tê
Anh hỏi Cụ Rùa
Tà áo dài em bay uyển chuyển
Ngày thơ Văn Miếu tết Nguyên tiêu
Trông em đài các như hoàng hậu
Khiến mắt bao người bị đốt thiêu
Anh hỏi cụ Rùa: Nàng có đẹp?
Bia nặng đè lưng, cụ vẫn cười:
Gặp giai nhân ấy như gặp lửa
Chỉ sợ Rùa ta cũng hóa vôi
đêm vô cùng
đêm vô cùng
Nhớ thơ tìm đến thăm nhau
Đường linh ai xóa biết đâu mà
tìm
Nhà anh trống trải lặng thinh
Trà không, rượu cạn tâm tình
cùng ai
Chim không hót sáng hàng cây
Hoa
không mở cánh ngày dài bóng đêm
Phải dơi mà tránh sáng đèn
Tìm đâu nghìn nến soi đêm vô cùng!
Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012
tho Vu Quan Phuong
Cát Biển
".... Phải đâu bay mãi trong trời đất
Cát mỏi về đây nằm nghỉ thôi
Chỉ muốn lòng săn thêm vị mặn
Rồi lại cùng bay với gió thôi..."
( trích. : Vũ Quần Phương )
Bơ vơ ( NGUYỄN BẢO)
Sông đang mùa nước lũ
Nước mấp mé đôi bờ
Đi trên đê chiều vắng
Như thấy mình bơ vơ
Gió Thu
Lối gió đường mây đi mãi mãi
Trời xanh thăm thẳm cứ xa dần
Câu ca bến nước chiều vời vợi
Lãng đãng trôi theo chẳng nghỉ chân.
Tặng NĐ
Nhớ thu
Thu đến thu đi nhớ đến nhau
Một làn mây trắng đượm trên đầu
Có bao nhiêu chuyện bao lầm lỗi
Chẳng thể khi nào bỏ được nhau
Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012
Sợi tình thử lửa - Tiểu thuyết, nhà văn DUY PHI
Trích : Chương17
ĐÊM TÂN HÔN
Trong vòng
tay, người ngọc
Thủ thỉ
chuyện thần tiên
Đời người ta
thật ngắn
Khi trận cười
thâu đêm
(Thơ cổ)
Qua đầm Thị
Nại mà tưởng vẫn là biển cả. Lên kiệu, chuyển sang xe song mã, mui xe lợp vàng,
rèm hoa văn lượn sóng buông rủ.
... Rất
đông giáp sĩ, họ xếp hàng đôi, cờ hoa nghi trượng phấp phới. Đó là những lá cờ
với nhiều kích cỡ nhiều màu sắc, gió bay phần phật.
- Thưa Lệnh Bà, đến kinh thành Chà Bàn rồi ạ!
Phi Thuỷ- thị nữ Chiêm vừa dứt lời thì một tràng pháo lệnh nổ vang, hương thuốc
pháo thơm ngát, sau mỗi tiếng nổ, giấy pháo tung bay như một đàn bươm bướm đỏ.
Tiếng chiêng, trống tiếng reo hò vang dội. Buổi đó, Huyền Trân thấy như một
giấc mộng.
Thành Chà Bàn rộng mênh mông, tường thành
cao đến mười trượng, xây gạch giữa một vùng chênh chênh những dải đồi trập
trùng cao thấp. Khu cung điện- Tử cấm thành có nhiều dãy nhà cao lợp ngói âm
dương hoặc ngói ống.
Quế Nhi và Phi Thuỷ dìu nàng...Như một thân
liễu thướt tha, nàng đi trong ánh mắt của hàng nghìn người, triều đình và dân
chúng kinh thành. Mọi người đều vô cùng xúc động.
Lộng lẫy như một hạt ngọc, có nàng cả đất
trời bừng sáng. Khi tà áo lụa mỏng màu thanh thiên bay lên trong gió, mọi người
đều tiếc là ngọn gió không thổi mạnh hơn nữa. Từ lúc Huyền Trân xuất hiện, cả
trăm người đàn ông ở đấy đều bị chao đảo như say sóng. Đi trên một tấm thảm màu
đỏ, Huyền Trân chợt thấy trước mặt có một người ngồi trên ngai vàng, miệng cười
rộng. Phỉ Thuý nói:
- Thưa Lệnh Bà, đây
là Quốc vương Chế Mân, tức Jaya Sinhavarman- III.
Dẫu Phi Thuỷ không giới thiệu thì Huyền Trân
cũng đoán được. Ông vua trẻ chừng bốn mươi tuổi, người anh hùng đã hùng đã từng
cầm chân, làm tiêu hao nhiều sinh lực của đội quân Toa Đô khi chúng đến xâm
chiếm mảnh đất này đây.
Người đã cho làm bẫy đá bỗng dưng sập xuống
đầu giặc, đã để những cái lu đập nắp kín, giặc tưởng là chứa đồ ăn tranh nhau
mở, thì cả vạn con ong cùng bay ra đốt chúng túi bụi. Người đã có được sự quý
mến, tin tưởng của Phụ hoàng ta, khiến Phụ hoàng có thể ở Chiêm trên nửa năm,
lại hứa trao cho con gái, người đã dâng cả châu Ô châu Lý làm sính lễ...
Bao niềm cảm xúc trào dâng, Huyền Trân muốn
chạy lại ôm Chế Mân, nhưng tính nữ gia giáo và ý nghĩ về quốc thể nhắc bảo nàng
phải cẩn trọng.
Áo quần, khăn mũ Chế Mân đều màu trắng.
Trước ngực Chế Mân có đeo một thẻ bài ngà dài đến một gang tay phía cuối hình
xéo như đuôi cá. Sau này, nàng mới biết đó là cái Nha chương bằng ngọc, một
biểu tượng của người đứng đầu Chiêm quốc.
Nàng cúi đầu thi lễ, bỗng bao nhiêu vốn liếng tiếng Chiêm
quên hết, nàng nói bằng tiếng Việt với một giọng nhỏ bé nhưng trong trẻo:
- Tiện
thiếp xin cúi đầu chào Quân vương.
Phỉ thuý dịch lại. Tất cả reo vang:
- Quốc
vương vạn tuế, Lệnh Bà Huyền Trân muôn
tuổi.
Cao lớn, oai nghiêm, lông mày rậm, giọng
trầm ấm, Chế Mân nói một câu gì đó, cười. Phi Thuỷ dịch:
-
Ôi! Công chúa, cứ tươi như hoa takơlao vậy, đi đường có vất vả lắm chăng?
Nàng chỉ mỉm cười: “Dạ! Dạ!” thay cho mọi
lời nói.
- Xin
Lệnh Bà chào Hoàng hậu Tapasi.
Váy áo dát vàng đính ngọc, hoàng hậu Tapasi ngồi dưới một chiếc tán,
người quê Chiêm thường gọi là cái du- du, màu cẩm thạch. Như một cái máy, nàng
lại đi vòng quanh đưa ánh mắt nhìn từng người , vị Bố Đề (Tể tướng) đến các
hoàng thân quốc thích.
Trong này, nhiều phụ nữ xinh đẹp, môi đỏ như hoa râm bụt, phần lớn họ có
kiềng cổ, vòng vàng bạc trên cổ tay, mặc
áo lu- á , cà- chăn (váy) màu vàng nhạt, màu cổ chim cu, màu hoa lý. Gấu váy có
hoa văn năm lần vân sóng hoặc thêu núi non, hoa cỏ... Nam giới hầu như đều mặc quần áo
trắng, một sắc phục mà mọi người đàn ông Chiêm trung thành, coi đó là niềm kiêu
hãnh. Một số vị trên cổ quàng khăn đỏ, trức ngực có một vạt vải hình lưỡi rìu
ngược. Lúc này, Huyền Trân mới nhớ ra, với nụ cười tươi thắm, nàng đi thi lễ
một lượt và chúc:
- Thon
phơ rao nga mau tre ton cơ to.
Bất ngờ bởi công chúa Đại Việt nói được
tiếng Chiêm, “Chúc làm ăn tốt. lúa đầy kho bắp đầy giàn”, với một âm sắc trong
trẻo, mọi người reo lên như sấm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)