(Tặng : Ts. Nguyễn Văn Hoa)
----------------
Người Trung Hoa xưa coi "Thơ để nói Chí, ca dùng để ngân dài lời
thơ"."Thi ngôn chí"- chữ "chí" lấy chữ "tâm" làm nghĩa ( thời cổ 2 chữ
"thi" và "chí" dùng thông nhau). Thơ, ở trong lòng là chí (chí hướng,
tâm tư) phát ra lời là thơ (bằng các hình tượng của ngôn từ).
Người Việt ta thì "Thơ là tiếng lòng, tiếng con tim, tiếng của sự
sống..." là cõi ảo trong cõi thực. Ta trở về với Nguyễn Bính :
"Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn".
Dân gian thì " Một mái nhà gianh / hai trái tim vàng / một cong nước lã".
"Cái dậu mùng tơi" và " một cong nước lã" là "bức tường lửa" (thời
@) ở giữa 2 con tim, giữa 2 trận tuyến, 2 cuộc đời...nghe thơ mộng quá (
thơ là tiếng lòng, là ước mơ, là khát vọng mà ) nhưng đến được với nó
(2 cuộc đời hòa hợp, 2 trái tim vàng được ở chung 1 mái nhà gianh ( 1
căn hộ) thì là cả một vấn đề của 'đời thực phũ phàng, là cả một vấn đề
Xã hội (gia đình, đẳng cấp, giai cấp môn đăng hộ đối)- ở Thơ, đó mới là
"con bướm trắng" tưởng tượng của Nhà thơ tự biết mình "nhưng yêu chỉ để
mà yêu" mà thôi !
Xa hơn nữa, ta về với Kiều :
"Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng Phong thu đã nhuốm màu quan san".
Cái "màu quan san" huyền diệu là cái bâng khuâng , là cái ảo trong cái thực - đó là Thơ.
Vậy Thơ là điều gì đó (tâm tư) chưa có thực ở đời với nhiều
người, nhưng cái đó đã nảy ra trong đầu (trong hồn ) Thi nhân - là sự có
thực ở Nhà thơ- đó là Thơ, là sự phát hiện ,nói lên được nỗi lòng của
Thi sĩ, đi vào Thơ là đi vào cõi ảo là vậy ., thực quá thì không còn Thơ
nữa (mà chỉ là những lời nói thông thường "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" )
!
Thi sĩ là người dùng ngôn từ (chữ nghĩa) để xây dựng nên "hình
tượng thơ" ,từ Ý tạc ra Tứ (cái dậu mùng tơi, một cong nước lã) để gửi
gắm tiếng lòng (tâm tư) để "thông điệp" cho ai đó "đúng kênh" thông tin
@, để tự tìm ra "cái mã" của Thơ- tìm ra cách "vượt tường lửa" để con
tim đến với con tim, để "cái dậu mùng tơi / một cong nước lã" kia thành
cái cầu bắc cho tình yêu đi vào thế giới của Thơ- một giấc mơ sung mãn.
Thơ là ước mơ, là khát vọng của Dân tộc (một Dân tộc thơ) nên nó trường
tồn như Đất nước Việt Nam anh hùng nghìn năm tung cánh Rồng bay...
Góc Thành Nam Hà Nội 1-3-2012
Nguyễn Khôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét