Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013
VỚI XA XĂM _ NGUYỄN ĐƯƠNG
VỚI XA XANH
Anh không xứng biển xanh vời vợi
Muốn như thông đứng vững giữa trời
Nghe lá reo canh làn gió thổi
Ngắm triều dâng và dáng em cười...
Ai trăn trở phập phồng như biển
Ai vô tư đời mải dong chơi
Sóng hờn dỗi ghen tuông cào xé
Ai dịu dàng...hờ hững mây trôi
Anh không xứng biển xanh vời vợi
Muốn như thông đứng vững giữa trời
Muốn vươn thẳng trời cao mây trắng
Góp màu xanh thêm thắm lẽ đời
NĐ
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
MÙA NGÂU - Thơ NGUYỄN ĐƯƠNG
Ảnh mạng
MÙA NGÂU
Chập chờn đang nắng ào mưa
Tạt vào quán nhỏ giữa trưa vắng người
Tình cờ chỉ hai đứa thôi
Hai người thành cả một trời riêng tây
Chuyện vườn chuyện bãi chuyện cây
Chuyện ngoài bãi biển chuyện ngày hội Lim
Thế rồi biền biệt cánh chim
Mùa Ngâu về lại, có tìm quán xưa
NĐ
Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013
ĐƯỜNG NHÂN GIAN _ Thơ TÔ HOÀN
tohoanbg | 18 August, 2013 15:31
NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN
ĐƯỜNG NHÂN GIAN
Ai lướt mướt đầy mưa
Ai hanh hao cùng gió
Ai gầy như rơm
Ai mềm như cỏ
Ai cùng mây ngũ sâc bay bay
Đường nhân gian
Bước tỉnh
Bước say
Bước sớm non cao
Bước chiều vực thẳm
Bước đêm trăng suông
Bước ngày hoa thắm
Đời người sao Hôm - sao Mai
Đường nhân gian rộng dài
TH
Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013
CHÂN DUNG TRÍ THỨC
Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…
Lê Hiếu Đằng
Lời dẫn của Nguyễn Huệ Chi : Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước. Vài ngày sau tôi nhận được điện của ông, giọng rõ từng tiếng: “Thưa anh HC, tôi đã ra viện, đã trở về với đội ngũ. Sẽ sớm có bài viết tính sổ đời mình gửi đến anh”. Bồi hồi sung sướng, tôi vâng lên một tiếng thật to ở đầu dây bên này, và từ đó cứ chờ đợi bài ông.
Thì hôm nay, bỗng nhận được bài viết dưới đây trong e-mail với lời gửi gắm kèm thêm nói qua điện thoại: “Anh sửa chính tả thật kỹ giúp tôi, bởi đối với một người vừa qua cơn bệnh hiểm nghèo có thể viết còn nhiều lỗi. Nhưng toàn bộ những ý tưởng trong bài là của tôi, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”.
Tôi xin vâng theo lời ông. Chợt nhớ tới câu châm ngôn mà chính nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã từng nhắc: “Nhân chi tương tử kỳ ngôn dã thiện”. Người bạn của tôi trong những ngày vừa qua cũng coi như đã một lần xáp mặt với cái chết và may mắn giải thoát khỏi nó, nên những lời ông nói ra là tất cả những gì tâm huyết ông muốn gửi gắm cho đồng bạn và cho lớp trẻ đang tiếp bước mình. Những lời vừa có tính chất ôn lại chuyện cũ để chiêm nghiệm sự đời cho sâu chín hơn, đồng thời cũng là sự kết đọng trong nó một lời tuyên ngôn chắc nịch về con đường nhất thiết phải đi để đưa dân tộc thoát khỏi số phận một chàng Sisyphe suốt đời phải đẩy khối đá khổng lồ chồng trên lưng mình như một định mệnh – mà một thời vẫn cứ mê muội ngỡ đó là trách nhiệm và vinh quang do lịch sử giao phó “Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa” – nhưng ở thời điểm hiện tại thì sự quá tải trên mọi phương diện của một cái ách cực kỳ phi lý hầu như bất kỳ ai cũng cảm nhận được rõ ràng. Và câu nói âm thầm từ muôn miệng hình như đang cùng muốn thốt lên: Hãy hất nó xuống khe vực để đứng thẳng dậy, sánh bước cùng nhân loại văn minh.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.Nguyễn Huệ Chi -
Sau hơn 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, với 45 tuổi Đảng, những trải nghiệm cay đắng mà tôi cùng nhiều bạn bè nữa trong phong trào học sinh sinh viên trước 1975 đã chịu đựng, thôi thúc tôi phải “thanh toán”, “tính sổ” lại tất cả. Trong lúc nằm bịnh tôi đọc quyển Chuyện nghề của Thủy của đạo diễn Trần Văn Thủy, các truyện của các nhà văn quân đội như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Trần Dần và qua ti vi xem các chuyến đi thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm Hàn Quốc, Myanma (Miến Điện) lại càng giục giã tôi viết những dòng này. Các nhà văn đã cho tôi thấy thêm sự bi thảm của thân phận con người trong cái gọi là CNXH ở Miền Bắc, một xã hội không có bóng người. Chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không có những nghi thức cao nhất của một nguyên thủ quốc gia hay chuyến đi thăm Hàn Quốc, Myanma của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nếu đem so sánh các chuyến đi thăm Trung Quốc của các vị thì không khí hoàn toàn khác nhau. Một bên thì khô cứng, lạnh lùng của một nước lớn đầy tham vọng, một bên là không khí cởi mở, vui vẻ bình đẳng. Không biết các nhà lãnh đạo của ĐCS Việt Nam với lòng tự trọng dân tộc có “mở mắt” thấy điều đó không? Hẳn nhiên chúng ta không thể đòi hỏi Mỹ làm nhiều điều tích cực hơn bởi vì công bằng mà nói anh không thể “mở lòng” với một nước mà thái độ không rõ ràng, bất nhất.
Tất cả tình cảm của gia đình và bạn bè trong nước cũng như ở nước ngoài làm tôi suy nghĩ miên man trong lúc nằm bịnh càng khẳng định với tôi một điều: con đường mà tôi cùng nhiều bạn bè, đồng đội đã lựa chọn, con đường tiếp tục đấu tranh cho lý tưởng thời trai trẻ và một xã hội công bằng tự do dân chủ. Ở đó con người sống với nhau một cách tử tế, thật sự được giải phóng từ người nô lệ thành người làm chủ của đất nước. Tôi ngày càng hiểu sâu sắc từ “GIẢI PHÓNG” không có nghĩa như ngày nay người ta thường dùng mà là sự thoát xác thật sự làm người tự do dù cho người cai trị là da trắng hay da vàng, thậm chí điều đau khổ, bi thảm nhất là hệ thống cai trị chính là người của dân tộc đó, là Việt Nam, là Trung Quốc, v.v. Nếu hiểu từ giải phóng theo ý thức sâu xa đó thì tôi cũng rất đồng tình với nhận xét của nhiều nhà báo, nhà văn, học giả ở Miền Bắc, trong đó có nhà báo Huy Đức trong cuốn Bên thắng cuộc mới đây. Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng… Vì những lẽ trên tôi xin “tính sổ” với ĐCS VN và với bản thân cuộc đời của tôi, tư cách một đảng viên, một công dân ở những điểm cơ bản sau: một cách minh bạch, sòng phẳng để từ đây thanh thản dấn thân vô cuộc chiến mới.
1. Vì sao tôi đi kháng chiến, vào ĐCS Việt Nam?
Vào thế kỷ trước, chủ nghĩa Marx, CNXH, CNCS đã làm say mê biết bao trí thức, văn nghệ sĩ ở các nước, nhất là ở nước Pháp, cái nôi của khuynh hướng xã hội, dân chủ mà cả thời kỳ ánh sáng với các tên tuổi như Montesquieux, Voltaire, Jean Jacquess Rousseaux, v.v. với khát vọng xây dựng một xã hội bác ái, tự do, bình đẳng. Chủ nghĩa Marx, CNXH, CNCS chẳng những lôi cuốn, làm say mê nhiều thế hệ trí thức phương Tây mà ở Việt Nam cũng vậy. Những tri thức văn nghệ sĩ tên tuổi lẫy lừng như Văn Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Thanh Tịnh, Thế Lữ, v.v. hay những tri thức tên tuổi ở nước ngoài như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Thật ra họ theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM mà đi vào chiến khu chứ họ ít hoặc chưa biết chủ nghĩa Marx là gì, CNXH ra sao, nhưng họ hy vọng sau khi kháng chiến thành công sẽ xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ xã hội, tự do, hạnh phúc mà trong tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp năm 1946 ông HCM đã trịnh trọng cam kết trước toàn dân trước Ba Đình lịch sử.
Lòng yêu nước, lòng tự trọng dân tộc đã thúc đẩy mọi người tham gia Cách mạng tháng 8 và sau đó đi kháng chiến. Bạn bè tôi và bản thân tôi cũng thôi thúc bởi những tình cảm đó: lòng yêu nước, ý chí chống xâm lược, giành độc lập tự do dân chủ cho Tổ quốc để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn các chế độ cũ ở đó công nhân, nông dân, người lao động, những người hy sinh nhiều trong chiến tranh có cuộc sống ấm no, hạnh phúc đã thôi thúc chúng tôi lên đường.
Tôi vào Đảng cũng rất đơn giản: năm 1966, anh Nguyễn Ngọc Phương (Ba Triết) phụ trách đơn tuyến tôi, hẹn tôi gặp nhau ở một chùa trên đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3-2) để sinh hoạt. Anh Nguyễn Ngọc Phương nghiêm mặt tuyên bố: “Đ/c Bắc Sơn (bí danh của tôi lúc đó), đ/c từ nay là Đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng (thực chất là Đảng Lao động Việt Nam ở Miền Nam mà thôi). Lẽ ra tôi đưa điều lệ để đồng chí nghiên cứu nhưng đ/c là người hoạt động công khai trong Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn và ĐH Luật Khoa nên tôi bây giờ mới phổ biến một số điều trong điều lệ để đ/c biết”. Một buổi kết nạp chẳng có lời thề thốt, cờ quạt gì cả. Anh Nguyễn Ngọc Phương, người phụ trách tôi trong thời gian đầu, là người lớn lên trong một gia đình khá giả, có em gái lấy nghệ sĩ hài nổi tiếng Bảo Quốc. Thật ra qua một số người hoạt động ở Huế anh ấy đã biết tôi đã từng tham gia phong trào đấu tranh Sinh viên học sinh Huế lúc tôi còn học đệ nhị, đệ nhất Quốc học Huế và đã từng bị bắt giam ở lao Thừa Phủ Huế gần một năm với Lý Thiện Sanh (nay là bác sĩ định cư ở Úc). Vì chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó nghĩ tôi là thành viên của Đoàn TN nhân dân Cách mạng Miền Nam. Nhắc đến đây tôi có một kỷ niệm khó quên: ba tôi và mẹ Lý Thiện Sanh nóng lòng vì đã đến kì thi Tú tài II nhưng chúng tôi vẫn bị nhốt trong tù. Vì vậy ông bà làm đơn hú họa xin hai chúng tôi ra thi. Thế mà chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó lại giải quyết cho ra thi. Tôi theo ban C Triết học nên chỉ còn vài ngày nữa là thi, ba tôi gửi một số sách vào cho tôi. May mắn lúc đó tôi đã đọc nhiều sách triết học của các Giáo sư Nguyễn Văn Trung, Trần Văn Toàn và các tạp chí Sáng tạo, Hiện đại của nhà văn Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, nhà thơ Nguyên Sa, Tô Hoàng Yên, v.v., kể cả quyển sách viết về Nietzsche của Nguyễn Đồng Thi Hiền còn trai trẻ trước 1945 nên gặp đề thi triết khá hay tôi tán đủ điều, đậu hạng thứ dễ dàng. Còn Lý Thiện Sanh học ban B vốn rất giỏi nên đậu hạng bình thứ. Những ngày ba tôi đến đón tôi ra thi ông đã đi qua cánh đồng An Cựu trong giá lạnh. Tôi không thể nào quên hình ảnh đó của ba tôi. Bây giờ Người đã mất nhưng tôi không bao giờ quên ông, biết ơn nuôi dạy tôi thành người trưởng thành pha một chút ân hận vì tôi mà ông phải khổ sở. Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?
Trong thời gian đó, lúc nhà tù cho tù nhân làm văn nghệ tôi thường hát bài “Tình quê hương” thơ Phan Lạc Tuyên, nhạc Đan Thọ, lúc đó là Đại úy Quân đội Sài Gòn. Gia đình của người phụ trách lao Thừa Phủ đứng trên bức tường có đường đi bao quanh nhà tù để xem. Đúng là cái máu lãng mạng của đám Sinh viên học sinh chúng tôi lúc đó ngay trong tù cũng nổi dậy đùng đùng và có cô con gái rất thích bài đó. Lý Thiện Sanh đùa “Nó khoái mày rồi đó”.
Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013
BÀI THƠ TÓC TRẮNG -VŨ QUẦN PHƯƠNG với lời bình...
nt NGUYỄN THANH TUYÊN
BÀI THƠ TÓC TRẮNG -VŨ QUẦN PHƯƠNG
với LỜI BÌNH của NGUYỄN THANH TUYÊN
TÓC TRẮNG
Vũ Quần Phương
Mây trắng - hành trang của trời xanh
Tóc trắng - chút hành trang của
tuổi
Chân đi chưa thấy mỏi
Tay còn chờ nắm
những bàn tay
Tóc thích màu mây
Thì cứ trắng
Trắng - nó im lặng trắng
Chính mình cũng không hay
Một hôm tỉnh dậy nhìn gương. Lạ
Rồi lặng rồi thương những tháng ngày
Tháng ngày chất cả trong màu trắng
( Trắng là quang phổ đỏ, da cam
Vàng với lục, lam, chàm, tím nữa )
Vui, buồn, sướng, khổ… hoá mây bay
Đời người một cõi mênh mang thế
Tóc trắng bay ngang mỗi dấu giày
V.Q.P
SẮC MÀU TRONG THƠ VŨ QUẦN PHƯƠNG
Lời bình : Nguyễn Thanh Tuyên
Hình ảnh
áo đỏ hoá thành lửa rừng rực trong mắt bao người, ngún tác giả thành tro đã xếp
bài thơ ‘’Áo đỏ ’’ của Bác sĩ Nhà thơ Vũ Quần Phương vào tốp những
bài hay trong ‘’ Tuyển tập thơ Tứ
tuyệt Việt Nam 1000 năm ’’
Áo
đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng
ánh theo hồng
Em
đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biêt không ’’.
Giờ đây
ta còn phát hiện thấy ông sử dụng màu trắng .
Tác giả
đã xây dựng mối quan hệ qua lại giữaTóc trắng – Mây trắng để so sánh, lập tứ,
nhập đề. Đều trắng đấy nhưng một bên là vô cùng tận, bên kia hữu hạn đời người.
Màu trắng dùng mã hoá thời gian… Tại sao tóc lại sớm bạc không tương xứng với
tâm hồn, tình cảm và thể lực của thi sĩ ? ‘ Chân đi chưa thấy mỏi/Tay
còn chờ nắm những bàn tay’’. Có phải sự vất vả làm mái tóc mau phai hay là
có sự gắng gỏi vượt lên tuổi tác tiếp tục cống hiến cho đời.Màu trắng đến tự
nhiên, âm thầm và im lặng dường như ta không để ý, nên bất chợt’’ Một hôm
tỉnh dậy nhìn gương . Lạ’’. Dấu chấm dùng ở gần cuối câu - một cách sử dụng
tài tình của người có nghề. Câu thơ bỗng khựng lại, làm cho ta bất ngờ đến sững
sờ. Ta lặng đi, xúc động. Mà thương quá đi chứ cái đoạn trường gian nan vất vả
đã trôi vào quá khứ xưa…Với sự nhạy cảm của thị giác đã đưa tâm trang tác giả
về với nhớ thương hoài niệm
‘ Tháng ngày chất cả trong màu trắng’’. Từ ‘ chất ’ sao mà đắt ! Nó
vượt hẳn các từ thường gặp như : có - dồn hay gửi .v.v. Sự ’’bao gồm’’ ấy
có lẽ là lớn nhất về dung tích, mức độ hay tần suất. Nó chất chồng, nén chứa bao sướng, khổ, buồn , vui của mỗi cá thể con người.
Rõ ràng câu thơ giá trị hẳn lên và biến thành triết lí gửi gắm trong từng sợi
tóc đã ngả màu.
Khổ
thư 4, tác giả căn cứ vào lí thuyết Vật lí phân tích quang phổ ánh sáng thành 7
màu gốc. Bẩy gam màu không giống, kề nhau, khác nào tâm tư tình cảm hay những
biến cố thăng trầm được phát triển trong từng giai đoạn cuộc sống. Ở đây ta
nhận ra màu đỏ đại diện cho sự hồn nhiên rực rỡ của tuổi trẻ, màu tím của tình
yêu thủy chung…Lại có tông màu báo hiệu cho sự chuyển mùa sang thu ( vàng ),
đông ( chàm ) hay màu lục của chiều tà… Đời người dù phong phú mênh mang đến
thế nào cũng chỉ là gíơi hạn, một mai rồi sẽ ‘’ Hoá mây bay ‘’. Âu cũng
là qui luật của tạo hoá ! Nhưng điều gì sẽ tồn tại vĩnh cửu với thời gian
sau một kiếp người ? Tác giả chỉ gợi, còn đáp án vẫn là phần của từng độc
giả…Không những thế ông còn kẻ một vec-tơ thời gian ‘’ Tóc trắng bay ngang ’’
mà trên trục biểu diễn, điểm ‘’ Mỗi dấu giày ’’. Phải chăng đó là
sự chuyển dịch theo chiều dương ( + ), song ngược lại làm vơi đi quĩ thời gian
vốn có. Điều mà người đời không mấy ai để ý, nhiều lúc đã vô tình tiêu phí đi
vì những vô bổ hão huyền. Thời gian là vàng ! Thật vậy, làm gì để đổi thời
gian thành giá trị hữu ích dành cho cuộc sống hiện tại hôm nay ?
Đọc bài thơ ta chạm không khí thoáng buồn, trầm, có gì tiếc nuối nhưng trong
một sự ngẫm ngợi tích cực và trách nhiệm.
Phải nói sắc màu được dùng trong thơ là dụng ý chủ động của tác giả. Màu trắng
luôn im lặng, có khi đến lạnh lùng, nhưng nhìn kĩ nó sâu thăm thẳm và khá thâm
trầm. Qua chiêm nghiệm tinh tế về cuộc đời của một nhà thơ từng trải, ông nhẹ
nhàng nhắn nhủ tới muôn người …
NTT
Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013
VỀ NGUỒN : nt NGUYỄN ĐỊCH LONG
VỀ NGUỒN
Sao không về cùng anh quê núi
Nơi gió ngàn thanh khiết thổi ngày xưa
Nơi tình người vẫn trong như suối
Lương tâm không mất mát bao giờ
Anh lại gieo mầm xanh dốc sỏi
Mom đất cằn em ươm sắc hoa
Rượu cạn hoàng hôn chiều tan lưng đá
Đêm men cay say phương trời xa
Dòng sông chẳng thể thôi bồi lở
Sóng vô tư vỗ dọc phù sa
Dẫu con nước khi đầy khi cạn
Mãi chắt chiu nuôi đất hiền hòa
Mai anh đưa em về quê núi
Nơi yên bình minh thanh thản hơn
Chốn sơn cước biết nhiều mưa nắng
Sạm sạt bàn tay trong trẻo tâm hồn
NGUYỄN ĐỊCH LONG
(Kỷ niệm 1000 năm THĂNG LONG - HÀ NỘI )
CHUÔNG CHIỀU - Chùm thơ tứ tuyệt :nt NGUYỄN THANH TUYÊN
Nhà thơ Nguyễn Thanh Tuyên
Bút danh: Thanh Phương – Thanh Tú.
Nghề nghiệp: Bác sỹ.
Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng.
Đã xuất bản:
- Hoa muống biển (Thơ in chung) - NXB Hải Phòng-1996
- Người miệt biển (Thơ in chung) - NXB Hải Phòng-1997
- Tiếng vọng (Thơ) - NXB Hải Phòng-2003
- Có thơ trong các tuyển tập “Thơ Nam Định thế kỷ XX”,
“Văn học Hải Phòng qua các giải thưởng”, “Nửa thế kỷ thơ” (Tạp chí Văn nghệ Quân đội)…
- Đã đăng thơ trên các báo, Tạp chí Trung ương và Địa phương.
Giải thưởng Văn học:
- Giải Nhì về thơ, cuộc thi sáng tác Văn học về đề tài Môi trường tại Hải Phòng năm 2002.
- Giải Tư, cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân Đội, 2 năm 2002-2003.
- Giải Ba, cuộc thi thơ Tạp chí Cửa Biển – Hải Phòng năm 2005
- Giải Ba, cuộc thi thơ đề tài Nông nghiệp, do Trung tâm xúc tiến
Thương mại NN VN và Câu lạc bộ thơ VN tổ chức 2009.
Chuông chiều
Chuông rung văng vẳng chiều chiều
Lắng nghe thanh lọc bao điều trong ta
Hồn người bỗng ướp hương hoa
Bụi vương rũ sạch dời xa cát lầm
Phật buồn
Két công đức ngự khắp chùa
Ngỡ ngàng khôn tỏ lộc vua, lệ làng ?
Cầu vinh cầu lợi cầu sang
Lãng quên quốc túy dân an… Phật buồn
Trần Nhân Tông
Lìa mỹ nữ lánh ngai vàng
Tu tâm tích đức đa mang lẽ đời
Ăn chay thấm thía đầy vơi
Mấy ai thấu thị cõi người trầm luân
NGUYỄN THANH TUYÊN
Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013
THÔI ĐỪNG - Thơ NGUYỄN ĐƯƠNG
THÔI ĐỪNG...
Thôi đừng hát mãi Trường Sơn
Hàng ngàn ngôi mộ chập chờn trong mưa
Em ta ngã xuống năm xưa
Nắm xương tàn tạ vẫn chưa yên nằm
Mẹ già lời dặn trối trăng
Tìm em con, nhớ để nằm cạnh u
Đất trời đã mấy mươi thu
Lời người trăng trối đành ru lá vàng...
NĐ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)