Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Cần những người trẻ có khát vọng phát triển đất nước
Tiểu sử sơ lượcNgày 6 tháng 6 năm 1969, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, bà được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau đó bà lại trở sang Paris đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ lâm thời. Trong suốt thời gian 1968-1972, bà nổi tiếng trong các cuộc họp báo tại hội nghị 4 bên tại Paris, với phong cách ngoại giao lịch lãm và duyên dáng, và được giới truyền thông đặt cho biệt hiệu "Madame Bình". Khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, bà là người thay mặt một trong bốn bên ký vào bản Hiệp định.
Chính thức nghỉ hưu ở tuổi 75 sau hai nhiệm kỳ giữ cương vị Phó chủ tịch nước (1992-2002) nhưng từ hơn 10 năm qua bà Nguyễn Thị Bình vẫn chưa hoàn toàn “nghỉ việc”. Bà cho rằng, hiện tại bộn bề khó khăn của VN chính là lúc càng cần những người trẻ có khát vọng phát triển đất nước.Đều đặn từ 2003 đến nay, nguyên Phó chủ tịch nước vẫn hằng ngày điều hành công việc của Quỹ hòa bình và phát triển VN, nơi bà giữ vị trí chủ tịch. Những người được gặp vẫn thấy bà tỏ ra minh mẫn, sắc sảo trong từng bài nói chuyện hay phỏng vấn cũng như những kiến nghị, góp ý về các vấn đề nóng của đất nước. Đó còn chưa kể đến hàng loạt chuyến đi thực tế tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc diễn ra thường xuyên.
Khát vọng phải gắn với mục tiêu của dân tộc
Qua những hoạt động rộng khắp của bà, điều có thể nhận thấy là tuy không còn ở cương vị lãnh đạo, nhưng tình hình đất nước luôn được bà quan tâm đặc biệt.
Theo bà, hiện tại bộn bề khó khăn của VN chính là lúc càng cần những người trẻ có khát vọng phát triển đất nước. Khát vọng của tuổi trẻ phải gắn với tình hình, mục tiêu phấu đấu của dân tộc, đó mới là khát vọng tốt đẹp. Bà nói trước đây trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, được tham gia chiến đấu là khát vọng của tất cả thanh niên, không được tuyển chọn thì coi như thua kém bạn bè. Nay chúng ta ở một giai đoạn khác, khát vọng của dân tộc giờ là phát triển đất nước làm sao thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, sánh ngang với các quốc gia tiên tiến khác, đem lại một cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân. “Như vậy nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là giữ nước mà phát triển đất nước. Phát triển nhanh và vững đó chính là cách giữ nước tốt nhất”, bà khẳng định. Đề cao lý tưởng, song bà cũng rất thực tế khi khẳng định rằng vấn đề lợi ích cá nhân là hoàn toàn chính đáng, có điều lợi ích cá nhân ấy cần phải được đặt trong lợi ích chung. “Có lợi ích chung mới đảm bảo cho lợi ích cá nhân”.
Theo bà, VN hiện trong giai đoạn đòi hỏi xây dựng, phát triển đất nước trên tất cả các mặt, các lĩnh vực, nhưng nền tảng vẫn là kinh tế. Bà nhấn mạnh: “Không có một nền kinh tế phát triển, bền vững thì rất khó để làm những việc khác”. Để có thể tồn tại và cạnh tranh trong hoàn cảnh nhiều áp lực như hiện nay thì cần có trình độ và ý chí, những yếu tố theo bà phải được xây dựng từ gốc rễ là giáo dục.
Không nên nghĩ “cái gì cũng phải nhà nước” (Xem tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét