Chu chay 2

font size= "18 px "> Cạn dàu tim cháy thành tro .Những mong sáng cả đôi bờ nhân gian

Trang Anh

Philipin kien TQ về bien dao tai LHQ

Phát biểu tông thong Obama

Tân Lê -cô gái Úc gốc Việt tài danh

Ca voi chet dat vao bo bien Hue

Hoc tieng anh hieu qua.Tieng anh 123.com

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016



QUÁN GIÓ


Sáu mươi năm trọn vòng quay

Vui buồn- sướng khổ- vơi đầy- hợp tan


Cái ôm ấp mộng đã tàn

Chẳng cần học thuyết thơm ran Hàng Đường


Mịt mù mây khói mờ sương

Chén cay uống cạn ,con đường tỉnh say


Đường nhân gian giải cầu mây

Non cao vực thẳm sảy ngày thành đêm


Chiều nghiêng vạt nắng bên thềm

Tựa vào đâu chốn vai mềm nơi em


Về đây quán gió khoảng êm


Của tin xin gửi nỗi niềm vào nhau

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016


Ngõ cũ

Tôi xa phía núi bên này
Bạn về nới đấy trời mây kinh thành

Chiều nao chợt ngọn gió lành
Thổi qua ngõ cũ chạm mành thơ phong

Nỗi buồn lãng đãng rêu phong
Cứ lang thang dạo, nỗi lòng trống không

Con đường Văn Quán mịt mùng
Ngựa xe gió bụi cuốn cùng tháng năm

Bao giờ gặp lại trăng rằm
Mặt nhìn mặt để xanh mầm câu thơ

                     N Đ

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Góc tâm tình


Góc tâm tình
          người quê ra tỉnh

Đêm tỉnh lẻ nằm nghe đất thở
Sông vơi dòng lúa khao khát chờ mưa

Ngày ra phố chân ngập ngừng hết sợ
Way kèm năm, đèn đỏ đứng bất ngờ

Lớp trai trẻ hôm nay vui hết cỡ
 Tóc đủ màu vàng tím đỏ xanh lơ

Họ không lo muộn giờ công sở
Ipad cầm tay tin nhắn bơ phờ

Tôi là người nhà quê lên tỉnh
Xa mảnh ao làng bỗng thấy bơ vơ...
         
        Nguyễn Đương 

     THU

  Kìa xem vũ điệu của mùa
  Thấy xanh xao gió với mưa não nùng
  Kìa xem vũ điệu của rừng
  Có con suối cạn rưng rưng khô dần
  Kìa xem vũ điệu bước chân 
  Áo bay gió níu tần ngần lối đi...

             NĐ

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016


Phía nào cũng gió

Nhớ năm nao 
sông núi chửa yên bình
 
lửa cháy đỏ
 
mắt hoàng hôn ngóng đợi
 
thời gian nhoè
 
những lá thư đứt nối
 

Ngày anh về
 
em quá tuổi ba mươi
 

Đất gặp trời
 
giường chiếc bỗng có đôi
 
tuần trăng mật
 
đêm nào trăng cũng ấm
 
đời vợ lính
 
hạnh phúc cầm rất mỏng
 
trăng đương đầy
 
nguyệt thực phía người đi
 

Trái đất tròn
 
đầm nước mắt chia ly
 
trăng vò võ
 
nhớ thương mòn bậu cửa
 

Đêm dạy trở
 
phía nào cũng gió


TÔ HOÀN

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016



LỜI SÁM HỐI MUỘN MÀNG CỦA CÁC NHÀ THƠ

Chế Lan Viên - Nguyễn Đình Thi.

LỜI SÁM HỐI MUỘN MÀNG CỦA CÁC NHÀ THƠ 

1. BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN


Ai? Tôi!

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!


Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!


Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười


(Rút trong sổ tay thơ tập 5 của tác giả)



2. NGUYỄN ĐÌNH THI 

Nhà thơ Hoàng Hưng công bố những bài thơ cuối đời của Nguyễn Đình Thi: Tâm sự của nhà thơ Nguyễn Đình Thi bộc lộ trong những bài thơ cuối đời mà có lẽ ít người biết khi hoang mang nhìn lại con đường cách mạng mà mình đã theo suốt đời:

Đã có mùa xuân đời tôi không nhỉ
Và đã có không cả một mùa hè
Tôi chỉ nhớ đã đi nhiều mê mải
Năm tháng đêm ngày theo một ánh xa 

(Mùa thu vàng) 

Cuối cùng tự đấm ngực sám hối bi thương: 

Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn 

(Gió bay)


     NHỚ

Hầm cáp chạy dọc chạy ngang
Một thời che chở an toàn “biệt khu”
Nơi đây hòa điện… chạy lò
Pháo không nòng góp  diệt thù vẻ vang
…Việt trì, Cao ngạn, Bắc giang.
Hòa chung mạch đập gió ngàn ru mây
Giữ cho dòng điện đêm ngày
Như dòng máu thắm vơi đầy trong tim
Tóc dài tóc ngắn gối bên
Làm thông ca kíp ngủ hiền …như mơ
Nụ hôn thời chiến, xin chờ…
Giờ đây mảng nhện chăng tơ cửa hầm

           Tháng 7 / 2016


          NGUYỄN ĐƯƠNG

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016


ĐỌC LẠI THƯ MÌNH

Mấy mươi năm giờ đọc lại thư mình
(Lá thư ấy ta viết về cho mẹ)
Tóc ta bạc lá thư còn mãi trẻ
Trẻ như thời ta mới tuổi hai mươi

Lá thư nhòe - chiều ấy mưa rơi
Cũng có thể vì quá thương nhớ mẹ
Cũng có thể giọt sương rừng lặng lẽ
Rơi vô tư vào cánh võng ta ngồi

Mấy mươi năm vật đổi sao dời
Đường ra trận đã um tùm cây lá
Bạn bè ta mỗi người mỗi ngả
Như gió ngàn mải miết mấy mươi năm

Những cánh rừng ngày ấy mãi xa xăm
Đồng đội cũ hiện về đầy nỗi nhớ
Những lá thư cõng Trường Sơn một thuở
Vẫn phập phồng nguyên vẹn lúc đương trai

               TÔ HOÀN

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016


ÂN  NGHĨA   

Phấn chấn trong lòng trân quý ơi
Mạng sập tưởng như truột hết rồi
Ơn người cẩn trọng còn lưu giữ
Cả ảnh năm xưa với cả lời
 
Những vần thơ cảm tác của tôi
Com  trên trang bạn bấy nhiêu lời
Bỗng dưng hiện hữu như mơ vậy
Ân nghĩa hồi sinh sẽ nhớ đời
 
 BTPY 6-2016 

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016


HỒ NÚI CỐC

Hữu tình non nước vẫn chờ mong
Mái đẩy thuyền trôi giữa mênh mông
Câu hát chàng Công bên nàng Cốc
Thương cảm tình ai mãi ấm nồng

Mượt mãi đồi xanh xanh biếc xanh
Thơm thơm trà sạch thấm hương lành
Nước mắt bao năm còn mặn thế
Mai về du khách mộng hồn quanh

BTPY 6-2016 

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016



NÀNG CÔNG

Một vùng núi biếc non xanh
Nơi nào chàng Cốc đã thành nước mây

Duyên trăm năm chẳng hẹn ngày
Suối sâu chắn lối đau bày ngựa hoang

Lệ hòa hồ nước mênh mang
Thuyền du khách lướt mây ngàn xa xăm

Nàng Công nước mắt chưa tan
Bởi đâu lệ mặn lại tràn nơi nơi

Bao nhiêu công cốc về giời
Thiên đường mù mịt chân trời ...mờ xa

NGUYỄN ĐƯƠNG


Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016


ƯỚC GÌ !....

Ô - Ba -Ma
Ông là ai 
mà quá đỗi thân thương

Từ bên kia trái đất
ông đến
 như người thân quê hương

Ông giản dị  như chiếc sơ mi trên người
với hàng cúc trắng
Ông tươi vui như nụ cười
tỏa sáng trên môi

Mấy ngàn người chờ đón ông trên các ngả đường
sương đêm tí tách...
Và bao triệu người dõi theo bước chân  người
trước màn ảnh nhỏ suýt xoa

Tiếng vỗ tay nóng cả hội trường 
còn rền vang hơn những tràng đại bác

Ánh mắt chân tình  triệu người dân
hơn ngàn trang phù phiếm ngợi ca

Ông là sứ giả  tình yêu
Ông là lương tri thời đại
Ông là trắng đen minh bạch
Ông là yêu ghét phân minh

Ông là người được nhân dân nồng nhiệt hết mình đón đưa...

NGUYỄN ĐƯƠNG

                        Người dân Sài gòn đón 
                       Tổng thống Obama


Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016


Nợ

Cõi trăm năm – Cuộc hành trình
Nợ đời dang dở , nợ mình chưa xong
Nợ công cha mẹ không cùng
Có trong mưa nắng bão bùng buồn vui

Nợ muôn hương sắc đất trời
Ngôi sao tri kỉ tình đời mênh mang
Nợ nghe thổn thức hồng nhan
Dưng dưng ánh lệ dịu dàng ái ân

Nợ mùa thu nhớ bâng khuâng
Xanh xanh dáng liễu ươm mầm câu thơ
Hồ tình gợn sóng tương tư
Trời xôn xao gió cánh cò lênh đênh


          Dương Tiến   5/2016

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016


Bài thơ xúc động lòng người ,chạm sâu vào lương tri thời đại

TRẦN THỊ LAM


ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn

Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…


Đất nước mình lạ quá phải không anh

Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…


Đất nước mình buồn quá phải không anh

Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…


Đất nước mình thương quá phải không anh

Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…


Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh

Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

                      TTL


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016


Thời Của Thánh Thần

Chungta.com tổng hợp
08:46' CH - Thứ tư, 03/11/2010
Nhà văn Hoàng Minh Tường có tham vọng lớn là làm một cuộc phẫu thuật lịch sử Việt Nam qua một gia đình nhỏ mà những biến động trong gia tộc có nhiều điểm trùng hợp với lịch sử nước nhà. Tiểu thuyết tái hiện những vết thương thời cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, những dư chấn Giải phóng miền Nam, v.v… 

Sách "Thời Của Thánh Thần"
Tác giả: Hoàng Minh Tường.
Nhà xuất bản: Nxb Hội Nhà Văn 
Ngày xuất bản: 09 - 2008 

Cốt truyện

Không gian của TCTT là một làng quê ngoài Bắc có tên là làng Động, huyện Phương Đình, tỉnh Sơn Minh. Thời gian của những câu chuyện trong TCTT kéo dài từ thời kháng chiến chống Pháp, Cải cách ruộng đất, đến giải phóng miền Nam năm 1975, và những biến động lớn sau cái thời điểm lịch sử đó. Bối cảnh của TCTT là những câu chuyện đau lòng (vâng, chỉ có thể nói là “đau lòng”), những mâu thuẫn mang màu sắc đạo đức, xã hội và chính trị trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Tác giả hình như muốn giải phẫu lịch sử nước nhà trong thời gian đầy biến động đó qua những xung đột trong một gia đình Việt Nam.

Đó cũng là một điều thú vị, bởi vì trong tiểu thuyết TCTT là tác giả không dựng một nhân vật chính; toàn bộ cuốn tiểu thuyết chỉ xoay quanh gia đình họ Nguyễn Kỳ. Ông Nguyễn Kỳ Phúc (còn gọi là ông Cử Phúc) có 4 người con ruột: Kỳ Khôi, Kỳ Vỹ, Kỳ Vọng, và cô con gái Kỳ Hậu. Ngoài ra, ông còn có một người con nuôi là Nguyễn Kỳ Quặc. Vì Kỳ Vọng và Kỳ Quặc sinh cùng năm, và sợ khó nuôi nên ông Cử Phúc còn đặt tên cho hai đứa là Vện và Cục! Do đó, Kỳ Quặc còn có tên là Kỳ Cục.

Cho đến ngày ông Cử Phúc qua đời, không ai biết cha mẹ ruột của Kỳ Quặc là ai. Thật ra, Nguyễn Kỳ Quặc là con của bà Đào Thị Cam. Bà Cam là một thiếu nữ xinh đẹp nhất làng, bị tên đồn trưởng lai Tây Trương Phiên làm nhục, mang thai, và hạ sinh ra nó, rồi bỏ trong một bụi cây. Đến khi bà cử Phúc đi qua đường thấy được rồi mang về nuôi và xem như là một đứa con trong nhà. Kỳ Quặc được ông bà Cử Phúc xem như con ruột, bình đẳng với các anh em khác, thậm chí còn được ưu tiên vì sự bất hạnh của Kỳ Quặc.

Sau vụ bị làm nhục, Đào Thị Cam bỏ vào chùa đi tu với pháp danh Đàm Hiên. Nhưng sau đó, Đàm Hiên bỏ tu và theo kháng chiến, rồi trở thành một cán bộ cao cấp trong phong trào phụ nữ. Trong thời gian theo kháng chiến, Cam yêu một đồng chí của mình có tên là Lê Thuyết. Hai người chưa kịp thành hôn thì Lê Thuyết hi sinh trong một trận đánh Tây. Lúc bấy giờ, Cam đã là một cán bộ lãnh đạo huyện và hay giả trang đến nhà ông Cử Phúc để thầm kín thăm con.

Nguyễn Kỳ Khôi thoát li gia đình đi theo cách mạng (Việt Minh) từ năm 15 tuổi. Trong môi trường kháng chiến, Kỳ Khôi trở thành một cán bộ xuất sắc, lập được nhiều công trạng và được cấp trên ưu ái. Tổ chức quyết định đặt tên mới cho Kỳ Khôi là Chiến Thắng Lợi.

Kỳ Khôi lần đầu gặp Đoàn Thị Cam thì mê mẩn tâm hồn, dù Cam lớn hơn Kỳ Khôi vài tuổi. Sau khi kháng chiến thành công, Kỳ Khôi và Cam lại gặp nhau ở Hà Nội. Hai người trong tình cảnh “tình trong như đã mặt ngoài còn e” gặp nhau trong ngày vui của cách mạng, họ kéo nhau đến phố Phương Đình và sống như hai vợ chồng trong ba ngày liền. Kết quả của ba ngày là một bào thai, và sau này Cam đặt tên là Lê Kỳ Chu. Cam đặt họ Lê để qua mắt Tổ chức rằng đó là con của Lê Thuyết, chứ không dám đặt họ Nguyễn Kỳ, bởi vì nếu như thế là … mất đạo đức cách mạng. Trong một thời gian dài Kỳ Khôi (hay Chiến Thắng Lợi) không hề biết mình có con là Kỳ Chu!

Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, một số lớn người công giáo, dưới sự kích động và tuyên truyền của thực dân Pháp rằng Chúa đã vào Nam, bỏ theo vào Nam. Nguyễn Kỳ Vọng lúc đó ở Hà Nội và có quen một gia đình Công giáo cũng mạo hiểm theo gia đình này vào Nam. Nguyễn Kỳ Vọng từng đỗ bằng Thành Chung trước đây, giỏi Pháp văn, được chính quyền Ngô Đình Diệm trọng dụng, cho đi học ở Mĩ và tốt nghiệp kĩ sư công chánh. Sau khi về nước, Kỳ Vọng được bổ nhiệm làm trưởng ti công chánh. Ở trong Nam, Kỳ Vọng lập gia đình, có con ngoan vợ đẹp, và thành đạt trong nghề nghiệp.

Trong khi đó, ở ngoài Bắc, Nguyễn Kỳ Vỹ cũng thoát li gia đình theo cách mạng. Kỳ Vỹ có tài viết văn làm thơ, và dưới sự hỗ trợ ngầm của người anh Chiến Thắng Lợi trở thành một nhà văn sáng chói trên văn đàng. Kỳ Vỹ nổi tiếng với tập thơ Thời của thánh thần, qua sự lăng xê của cán bộ quản lí văn hóa là Ngô Sỹ Liên (bí danh Tư Vuông). Khi đoàn quân chiến thắng về tiếp quản thủ đô, Kỳ Vỹ tình cợ gặp và yêu một người con gái đẹp như trong tranh tên là Đào Trinh Khiêm, ái nữ của một gia đình giàu có ở Hà Nội. Trinh Khiêm cũng rất yêu thơ của Kỳ Vỹ, nên hai người rất tâm đầu ý hợp với nhau. Mặc cho những “đấu tranh giai cấp” và cảnh cáo của Tổ chức, Kỳ Vỹ nhất định thành hôn với Trinh Khiêm.

Nhưng người anh Chiến Thắng Lợi lại còn nổi tiếng hơn trên trường chính trị. Thắng Lợi lúc tiếp quản thủ đô là một thủ trưởng quan trọng trong guồng máy chính quyền cách mạng. Do có quan hệ với một người con gái dân tộc Tày tên Là trong thời đóng quân ở Sơn La, nên trên đường về Hà Nội, Tổ chức buộc Thắng Lợi phải thành hôn với Là. Sau này, Là trở thành cửa hàng trưởng bách hóa, và cũng là một vị trí đem lại nhiều lợi lộc kinh tế cho gia đình trong thời bao cấp.

Tưởng cách mạng thành công thì gia đình ông Cử Phúc sẽ sống trong hạnh phúc trước sự thành đạt của con. Nhưng đùng một cái, cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) diễn ra ở miền Bắc làm đảo lộn trật tự đạo đức gia đình và xã hội, và gia đình ông cũng không nằm ngoài biến động đó. Dù kinh tởm trước những cái chết oan ức của bạn bè ông trong cuộc CCRĐ, ông Cử Phúc vẫn tự tin rằng mình từng là cán bộ cách mạng, có con làm quan to trong chính quyền cách mạng, ông sẽ an toàn thôi. Nhưng sự đời trớ trêu đã dẫn đến những biến động và hệ quả khôn lường.

Trước ngày CCRĐ, Kỳ Khôi có ghé qua làng Động thăm nhà. Bây giờ Kỳ Khôi đã là một quan cách mạng với danh xưng Chiến Thắng Lợi lẫy lừng, đi đâu cũng bằng xe ôtô có người lái và bảo vệ. Những tôi luyện của Tổ chức trong thời cách mạng đã biến Kỳ Khôi thành một người hoàn toàn xa lạ với những chuẩn mực đạo đức, lễ nghi và truyền thống dân tộc. Chiến Thắng Lợi chỉ biết có mình, và gia đình và những người anh em trong gia đình phải là nền tảng trong sạch để anh thăng tiến trong sự nghiệp cách mạng. Cho nên khi về đến nhà, anh cảm thấy bực mình, có khi khinh bỉ những lễ nghi truyền thống vốn có bao đời nay, anh muốn đập đổ hết những “hủ tục” này, muốn hiện đại hóa làng Động bằng những chuẩn mực đạo đức mới: đạo đức cách mạng. Hãy đọc một đoạn anh nói với bố mình:

Vẽ vời quá! Lợi lắc đầu – chúng ta đang bắt đầu một thời đại mới, thời đại xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư của phong kiến đế quốc, xóa bỏ triệt để mê tín dị đoan. Nếu không có anh em chúng con, Thầy muốn làm gì mặc Thầy. Nhưng bây giờ, khi vợ chồng anh em chúng con đã về, thì mọi việc phải khác. Con xin Thầy nhớ cho rằng anh em chúng con bây giờ đã là cán bộ cách mạng. Nhất cử, nhất động quần chúng đều nhìn vào đánh giá, bọn phản động dòm ngó xuyên tạc.

Khi phát hiện người em Kỳ Vọng của mình đã bỏ đất Bắc vào Nam, Chiến Thắng Lợi như con hổ bị thương. Trong suy nghĩ của Chiến Thắng Lợi, Kỳ Vọng vào nam đồng nghĩa với việc theo ngụy, có nghĩa là lí lịch của anh có một vết đen, và con đường thăng tiến của có thể sẽ khó hanh thông. Không chấp nhận giải thích của ông Cử Phúc về lí do kỳ Vọng vào Nam, Chiến Thắng Lợi nói thẳng với bố mình bằng những câu như:

Chúng bạn nào rủ rê? Thầy xui nó. Thầy muốn bắt cá hau tay. Rút cục Thầy vẫn lòi cái bản chất tư sản phong kiến, chân nọ chân kia. Thằng Vọng cam tâm làm tay sai cho địch rồi. Nó nhảy sang chiến tuyến bên kia. Nó là thằng Việt gian phản động. Tôi mà biết âm mưu phản dân hại nước của nó từ trước, tôi sẽ bắn bỏ. Hai thằng chúng tôi không quản hi sinh xương máu, đi theo cách mạng là muốn cứu cho cái lí lịch bất hảo của gia đình này. Vậy, Thầy và nó đã làm hỏng tất cả.”

Đã đến nước này thì tôi phải nói thật với Thầy. Tôi phải từ thằng Vọng. Từ nay thầy u và cái chi họ Nguyễn Kỳ này đừng gọi tôi là Nguyễn Kỳ Khôi nữa. Thằng Khôi đã chết rồi. Mấy năm ở Việt Bắc, tôi đã có tên mới là Chiến Thắng Lợi …

Những câu nói như thế làm cho ông Cử Phúc nổi điên. Ông đuổi ngay Chiến Thắng Lợi ra khỏi nhà, và nói: “Anh không còn là con tôi nữa. Bước ngay ra khỏi cái nhà này!” Từ đó, Chiến Thắng Lợi say mê theo sự nghiệp cách mạng và không gặp lại cha mình một lần nữa. Ngay sau vụ xung đột cha con đó là vụ CCRĐ và kết cục là cái chết không tòan thây của ông.

Cuộc CCRĐ đã cung cấp một cơ hội cho những người nghèo và thiếu học trong làng Động vốn từng làm công và hưởng ơn của ông Cử Phúc trở thành những quan tòa xử ông và đồng môn của ông. Một trong những nhân vật quan tòa đó chính là Đĩ Ngao, người được tác giả mô tả là “thấp lùn, răng vẩu, mặt rỗ chằng chịt” chuyên nghề mổ thịt trong làng. Nhưng điều làm cho ông Cử Phúc đau lòng nhất là Kỳ Quặc, do những người trong làng xúi dục, đã đứng lên tố cáo cha nuôi của mình là một địa chủ ác ôn! Hãy nghe một đoạn bi hài trong lời đấu tố của Kỳ Quặc:

“Lý Phúc, mày có biết ông là ai không? - Cục đã lặp lại hoàn toàn từ lời nói đến điệu bộ cuộc đấu tố của Đĩ Ngao với Chánh tống Thiện hôm nào. Anh hùng hổ xông đến trước mặt Lý Phúc, chỉ thẳng và mặt ông bố nuôi, giọng run bắn và nhòe nhoẹt vì vừa tu một hơi hết ba chai rượu ngang để lấy dũng khí -- ông là Nguyễn Kỳ Quặc hay Cục cứt chó mà mày đã bóc lột từ lúc mới đỏ hỏn nhặt từ ông Đống về đây …Ngay cả cái tên Nguyễn Kỳ Quặc mà máy đặt cho ông cũng đã thể hiện sự khinh bỉ và đểu giả. Ông bị vợ chồng mày bóc nột từ khi mới nọt nọng cất tiếng khóc oe oe chào đời.

Cuộc đấu tố qua ngòi bút của tác giả quả là đầy chất bi hài, tục tĩu, nhưng cực kì dã man. Ông Cử Phúc không giận mà chỉ buồn. Ông giải quyết cái buồn bằng cách treo cổ tự tử giữa nhà. Cái chết của ông Cử Phúc làm rúng động cả làng Động. Cái chết bi thảm của ông còn làm cho Kỳ Quặc thức tĩnh, ăn năn hối lỗi, quay trở về với đạo đức làm con. Sau này, chính Kỳ Quặc là người gìn giữ tông đường giòng họ Nguyễn Kỳ.

Cái chết bi thảm của ông Cử Phúc được mục kích bởi cô con gái út của ông là bé Kỳ Hậu. Chứng kiến cảnh cha mình chết trong tư thế treo cổ và không toàn thây, Kỳ Hậu phát bệnh câm. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, Kỳ Hậu chỉ là cái bóng bé nhỏ bên những người anh trong gia đình.

Sau thời CCRĐ là vụ Nhân văn Giai phẩm. Lần này, nạn nhân trong gia đình Nguyễn Kỳ là Kỳ Vỹ, và nhân vật Chiến Thắng Lợi được tác giả đưa ra như là một tương phản cho hai tính cách: một bên là tự do tư tưởng, và một bên là bảo thủ. Kỳ Vỹ được cử đi học ở nơi hẻo lánh thuộc Liên Xô cũ. Trong thời gian ở đây, anh được tiếp cận với những ý tưởng mới và cộng với những trải nghiệm của cá nhân trong thời chiến ở trong nước, anh đã có những sáng tác làm cho cơ quan quản lí tư tưởng văn hóa khó chịu. Đỉnh của những sáng tác này là bài thơ Tiếng hát nhân dân được tạp san Giai phẩm bốn mùa công bố. Liền sau đó là hàng loạt bài phê phán Kỳ Vỹ một cách nặng nề. Những nhãn hiệu ghê gớm được dán lên tên Kỳ Vỹ: nào là sự tha hóa của một ngòi bút, văn nghệ chống Đảng, phản động, v.v… Tổ chức phải triệu hồi Kỳ Vỹ về nước và được giao cho những công việc không hợp với khả năng. Anh sáng tác nhưng chẳng báo nào dám in vì đã có chỉ thị của Tổ chức. Người thương bảo anh cứ sáng tác và kí tên người khác để họ đem đi đăng báo. Nhưng tính người nghệ sĩ vẫn phóng khoáng và Kỳ Vỹ lại gặp trở ngại vì những sáng tác của mình mà người ta phát hiện tác giả chính là Kỳ Vỹ. Sau lần này, Kỳ Vỹ bị cho đi lao động khổ sai và đi tù một thời gian đến nỗi Kỳ Vỹ mang bệnh trầm cảm và bất lực. Nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp là nhà văn Châu Hà và sự chung thủy của người vợ anh yêu mến Đào Trinh Khiêm, anh được ra tù. Trong một thời gian dài cho đến sau thời giải phóng miền Nam, Kỳ Vỹ sống trong thiếu thốn và đau khổ.

Biến động gia đình lần thứ ba xảy ra trong thời gian sau khi miền Nam được giải phóng. Sau năm 1975, Nguyễn Kỳ Vọng vẫn được chính quyền cách mạng ưu đãi, tuy không còn là trưởng ti công chánh, nhưng Kỳ Vọng vẫn được làm việc chuyên môn mà không phải đi học tập cải tạo. Thật ra, Kỳ Vọng rất được các quan chức cách mạng kính trọng vì kiến thức chuyên môn uyên thâm của anh, và được mời soạn thảo báo cáo trình bày cho Bộ giao thông vận tải. Sau ngày giải phóng, Chiến Thắng Lợi cho người bí mật dò la tông tích của Kỳ Vọng. Chiến Thắng Lợi thờ phào nhẹ nhõm khi biết rằng Kỳ Vọng không phải là một tên phản động, mà là một chuyên gia kĩ thuật giỏi.

Kỳ Vọng quyết tâm làm một chuyến ra Bắc thăm nhà. Chuyến về quê gợi cho Kỳ Vọng bao nhiêu kỉ niệm, nhưng điều buồn nhất là anh biết được cái chết bi thảm của bố mình. Anh đem tiền vàng ra cho anh em trong nhà để trang trải những khó khăn trong thời bao cấp. Sau khi về lại Nam thì Kỳ Vọng phát hiện vợ con anh đã vượt biên sang Mĩ. Sự ra đi của vợ con là một vết đen cho sự nghiệp của Kỳ Vọng. Từ đó, anh bị kì thị, nghi kị, không cho làm việc, và bị theo dõi gắt gao. Sau một thời gian không chịu nỗi sự hà khắc của chế độ mới, anh lại vượt biên sang Mĩ. Chuyến đi để lại trong anh nhiều nỗi kinh hoàng trên biển và mãi mãi thay đổi suy nghĩ của anh về đất nước và con người. Càng đau lòng hơn khi sang đến Mĩ anh biết rằng người vợ anh từng yêu quí đã sống chung với một người Mễ, còn cô con gái anh bị chết trên biển trong chuyến vượt biên với mẹ mà anh không hề được báo trước đây. Ở Mĩ, anh sống cuộc đời một chuyên gia lành nghề nhưng là một người tha hương. Anh quay về mối tình đầu của mình tức Tạ Thị Thu Uyên, người đã lôi kéo anh mạo hiểm vào Nam.

Trong một lần hội ngộ với người bạn văn chương của Kỳ Vỹ là Châu Hà trên đất Mĩ, tác giả đã để cho Kỳ Vọng thốt lên những lời nói mà có lẽ người vượt biên chẳng lấy gì làm lạ:

Tôi nói anh đừng giận. Bởi tôi có 4 năm ăn lương công chứng cộng sản. Trong thời gian ấy tôi đã tìm đọc hầu hết các tác giả văn học thế hệ các anh … Các anh đã tìm thấy căn bệnh, nhưng các anh không dám dũng cảm chữa trị …

Văn chương của các anh chỉ là sự minh họa … Văn chương cũng như xã hội, mắc phải bệnh giả dối trầm trọng. Đời sống xã hội nước ta không tự nhiên như nó cần phải có. Lúc nào người ta cũng lên gân với nhau. Cha lên gân với con, chồng lên gân với vợ, cấp trên lên gân với cấp dưới … Trẻ học mẫu giáo mà toàn như cụ non, cũng lên gân để cố yêu tổ quốc, yêu đồng bào, học vẹt những điều lớn lao, sáo rỗng. Chúng không được dạy yêu ông bà, cha mẹ, yêu cái gia đình nhỏ bé của mình trước khi yêu những gì rộng lớn hơn … Văn chương thì chỉ một gam tô hồng, coi cách mạng Việt Nam là nhất thế giới, là tiên phong của nhân loại. Chủ nghĩa xã hội là thiên đường, tư bản là xấu xa, đang giãy chết … Căn bệnh chủ quan giáo điều, bệnh thành tích là nguyên nhân của thói giả dối, đạo đức giả.

Ai tin tôi? Ai cho tôi cống hiến? Các vị có cả một hệ thống tổ chức từ cơ sở đến trung ương để chọn lọc những người cầm quyền. Từ tổ phó trở lên đã phải qua hệ thống sàng lọc trước khi đề bạt. Dân thường chẳng ai chen chân vào được. Đất nước của các vị chứ đâu phải của mọi người Việt? Anh có biết bạn tôi, nhà sử học Võ An Thới, nói gì không? Anh ta bảo rằng các anh sổ toẹt hết lịch sử. Giành được nước là các anh đút túi như của cải riêng của mình. Các anh vô ơn, chẳng cần biết rằng đất nước này có tới 4000 năm dựng nước và giữ nước, mà các anh mới chỉ là khoảnh khắc, công lao như cái móng tay. Nếu không có công lao mỡ cõi của tổ tiên từ thời Lý, Trần, nếu không có Đoan Quận công Nguyễn Hoàng với cuộc vượt biên vào Ái Tử, Quảng Trị năm 1558, rồi đến các đời Chúa Nguyễn đưa dân vào mở mang khai khẩn thì ranh giới nước Việt còn ở tận Châu Ô, Châu Rí, tận Thuận Quảng, Phú Yên, chứ đâu có Sài Gòn, Cà Mau, Hà Tiên, Phú Quốc … cho các anh giải phóng. Vậy mà vừa vào Sài Gòn, việc đầu tiên của các hậu sinh là xóa sổ hết những con đường, những địa danh mang tên Nguyễn Hoàng và các hậu duệ, các công thần nhà Nguyễn …

Tuy nhiên, dù gay gắt như thế nhưng TCTT có một kết cục có hậu. Đến khi Nhà nước mở của kinh tế, thì cũng là lúc Chiến Thắng Lợi nghỉ hưu, và tìm lại người con đầu lòng của mình, tức Lê Kỳ Chu. Cả nhà phải tổ chức một buổi lễ nhỏ để đổi họ Lê Kỳ Chu thành Nguyễn Kỳ Chu. Nguyễn Kỳ Chu là một “đại gia” ở Nga về nước mở doanh nghiệp làm kinh tế rất khá. Nguyễn Kỳ Chu còn cho người em cùng cha khác mẹ làm tổng giám đốc công ti ở Việt Nam. Kỳ Vọng có dịp về quê và hợp lực với người cháu Nguyễn Kỳ Chu bỏ tiền ra xây lại nhà tổ Nguyễn Kỳ. Lúc này thì nhân vật Chiến Thắng Lợi đã nhạt nhòa trong tiểu thuyết, và nhường cho nhân vật Đào Thị Cam. Trong giây phút lâm chung, Đào Thị Cam cho cả gia đình biết Nguyễn Kỳ Cục chính là đứa con của bà. Tên Tây lai Trương Phiên, khi vào Nam trở thành một chuẩn tướng nổi tiếng ác ôn và khát máu. Khi miền Nam bị thất thủ, Trương Phiên và đồng bọn bỏ chạy sang Mĩ và trở thành thủ lãnh một tổ chức kháng chiến chống cộng. Nhưng cuối cùng y cũng nhớ về quê hương và xin được bà Cam tha thứ.

Nói về tác phẩm

- “Dùng dao mổ trâu để thịt… trâu – con trâu của làng quê Việt. Vì thế mà tác giả, với vốn sống dày dặn và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, đã thoát khỏi vai trò một đồ tể, để trở thành nhà giải phẫu tài ba. Bức tranh xã hội trong “Thời của thánh thần” có tính khái quát cao về một thời kỳ biến đổi sâu sắc mang tính bể dâu suốt nửa cuối thế kỷ XX ở Việt Nam...” – Lê Cao Đoàn, PGS. TS Kinh tế.

- “Cải cách ruộng đất; đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, chống xét lại; giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước; Hòa hợp dân tộc… Những vấn đề cốt lõi ấy được xem xét và đánh giá qua những số phận mấy đời chìm nổi của một gia đình. Thời gian đủ độ lùi cần thiết. Nhưng những hiểu biết của một cây bút phóng sự, tiểu thuyết có hạng, và suy ngẫm một đời viết, mới là yếu tố quyết định làm nên thành công của tác phẩm này…” – Vũ Nho, PGS. TS. Nhà lý luận phê bình văn học.

- "Đáng lẽ tên của tiểu thuyết phải là “Những người khốn khổ” hay “Những kẻ khốn khổ”. Quả vậy, nguyên cuốn tiểu thuyết, Hoàng Minh Tường đã thành công phác họa nên những số phận nghiệt ngã trong một gia đình có nề nếp gia phong. Đọc những mánh khóe xảo quyệt, lừa dối trẻ con, mưu mô hại nhau giữa những người từng quen biết nhau mà ngán ngẩm cho thế thái nhân tình trong thời bao cấp. Thật ra, những “thói đời” này hoàn toàn có thật ngoài đời, không phải ngày xưa thời bao cấp, mà còn ngay ngày nay. Những nghiệt ngã này do thời thế gây nên, cũng như là những cành cây bị gió bụi làm cho ngã bên này, nghiêng bên kia, và khi cơn gió bay qua thì để lại trên cành cây đầy thương tích. Tôi nghĩ có lẽ đó chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc, và nếu đó là chủ đích thì tác giả đã thành công" - Nhà văn Nguyễn Khắc Trường

Các bài phê bình phỏng vấn đa chiều về tác phẩm

Ngày 15/03/2009, báo Quân đội nhân dân cuối tuần đăng tải bài "Nếu chỉ tâng bốc tô hồng" của Hà Thế phỏng vấn nhà văn Hoàng Minh Tường về cuốn tiểu thuyết Thời của thánh thần.

Đây là bài báo đầu tiên được đưa lên một tờ báo chính thống trong nước, sau sự kiện cuốn tiểu thuyết ra đời và không được phát hành.

Trong không khí cởi mở của một tờ báo lớn, có uy tín trong hệ thống thông tin truyền thông, nhiều ý kiến đồng tình với bài phỏng vấn.

Đồng tình vì nhiều lý do: Thứ nhất, cuốn tiểu thuyết mới ra đã bị đồn là cấm phát hành. (Sự thực thì hiện nay đã có công văn của Cục xuất bản tạm thời dừng việc phát hành cuốn sách). Sau đó, là sự im lặng đáng sợ của hệ thống báo chí truyền thông về cuốn sách này. Thứ hai, do lời đồn mà người ta đổ xô nhau đi tìm mua Thời của thánh thần. Dẫn đến sách lậu được dịp tung ra và cánh làm lậu được hốt lời. Trong khi tác giả thì sống trong buồn bực. Thứ ba, độc giả thực sự cần những thông tin và những lời bình luận của các nhà phê bình, các nhà báo, vì có rất nhiều ý kiến ngoài luồng, đồn thổi: sách có thực sự là 1 cuốn văn học hay không? Văn phong có phải quá dở như lời đồn không? Có quá trớn hay là đúng mức trong việc mô tả sự kiện cải cách ruống đất? v.v. và v. v...

Nhưng cũng có nhiều ý kiến không đồng tình với Hoàng Minh Tường và Thời của thánh thần.

Nếu chỉ tâng bốc, tô hồng
Đầu năm 2005, nhà văn Hoàng Minh Tường đã cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết “Ngư phủ”, một tiếp nối trong bộ tiểu thuyết “Gia phả của đất”. Sau “Ngư phủ”, tiểu thuyết Hoàng Minh Tường hoặc sẽ sáng chói, hoặc có thể bị lu mờ. Nhất là cuốn tiểu thuyết “Thời của thánh thần” mới đây của anh tạo ý kiến đa chiều của bạn đọc. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Hoàng Minh Tường, xin giới thiệu để bạn đọc hiểu thêm góc nhìn của nhà văn.
- Giữa phố phường nhộn nhịp và bụi bặm, tại sao anh lại chọn một lăng kính đậm màu thôn dã, như Thủy hỏa đạo tặcNgư phủ… và gần đây nhất là Thời của thánh thần?

- Tôi thuộc tạng người không thể đóng được vai thị thành hay trí thức. Cái máu nhà quê nó ngấm vào hồn vía rồi. Vì thế, những năm công tác ở ngành thủy sản (2000-2004), hễ có dịp là tôi lại đi lang thang đến những làng chài ven biển như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai của Thừa Thiên-Huế; được sống những ngày cực nhọn vất vả của các làng chài. Ngư dân chính là người nông dân làm nghề cá. Và những làng chài, những thân phận ngư phủ nổi nênh đó khiến tôi nhận ra rằng, họ là một phiên bản của những người trồng lúa. Khác chăng là họ phải đối mặt với một thiên nhiên nghiệt ngã và dữ dội, khốc liệt hơn nhiều trong cuộc mưu sinh… Từ giã ngành thủy sản để về Hội nhà văn, tôi có dịp trở lại nhiều hơn với làng quê. Và thế là cái chất quê mùa lại hiện về. Tôi bắt tay vào viết một cuốn tiểu thuyết mới. Tiểu thuyết “Thời của Thánh Thần”.

- Hình như thoạt đầu cuốn tiểu thuyết không có tên gọi như vậy?

- Vâng. Tôi đặt tên là “Tốt sang sông”. Nhưng nhà văn Nguyễn Trọng Oánh đã từng có cuốn tiểu thuyết “Khi con tốt sang sông” in ở NXB Quân đội nhân dân hơn chục năm trước. Thế là tôi đổi tên là “Thời của Thánh Thần”. Đó là một thời kỳ mà cả dân tộc Việt Nam ta sống như trong huyền thoại, như trong truyền thuyết. Bây giờ nhiều người trong cuộc nhớ lại cái thời lãng mạn ấy mà vẫn không khỏi bàng hoàng. Bởi nó quyết liệt quá, hào sảng quá, thơ mộng quá mà cũng gian khổ quá, dữ dội quá… Thế hệ trẻ hôm nay không thể hiểu cha ông mình đã trải qua nửa phần sau của thế kỷ XX như thế nào đâu. Chỉ có thể nói, đó là thời của “Thánh Thần”. Cả dân tộc sống trong ánh sáng của lý tưởng, âm hưởng của tráng ca, đời sống chiến trận…

- Tôi đã nhận ra cái không khí “Thời của Thánh Thần” ngay từ Thủy hỏa đạo tặc, Đồng sau bão. Phải chăng, đó là mối liên kết mà tác giả đã ngầm nối giữa những sáng tác của mình?

- Cũng có thể gọi đó là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại của tác giả với các nhân vật. Viết Ngư Phủ, tôi đưa sex vào như một thử nghiệm. Tôi tự coi Ngư phủ như tập ba trong bộ tiểu thuyết Gia phả của đất. Vũ Trọng Lịch và Duyên, những nhân vật của Ngư phủ có họ hàng rất gần với Thanh và Vy trong Gia phả của đất. Họ là những người thừa sự thông minh dũng cảm, lòng nhân hậu vị tha, vậy mà cuối cùng họ vẫn không thắng nổi cái ác, thói ti tiện, vô nhân…

- Đọc anh, thấy rõ tính nhân bản vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm. Nhưng ngược lại, sự bặm trợn, thô thiển đến thô tục, nhân cách méo mó-thể hiện trong một số nhân vật của tiểu thuyết. Anh định đưa ra thông điệp gì? Hay chính anh cũng đang muốn hỏi người đọc một thông điệp đáng sợ nào đó?

Tôi sợ câu hỏi của người phỏng vấn. Chị đã đi guốc vào bụng tôi rồi. Tôi chẳng có thông điệp gì đưa tới người đọc mà chính tôi đang muốn hỏi người đọc. Tôi chỉ biết cảm nhận và trình bày cuộc sống đầy rẫy những bất an. Mà chị thấy đấy, nhà tiểu thuyết có phải bịa một tí nào đâu, bản thân cuộc đời nó đã phơi bày hết cả rồi. Trong tiểu thuyết Ngư Phủ, tôi làm sao bịa ra được những nghĩa địa tàu, “sản phẩm” của cuộc đầu tư ồ ạt nhằm tăng nhanh đội tàu đánh bắt xa bờ, vẫn đang nằmchềnh ềnh ở nhiều cảng cá từ nam chí bắc; làm sao mà dám vu cho bọn thủy tặc dùng mìn, dùng kích điện và đủ mọi thủ đoạn, đang hằng ngày tàn sát ngư trường, phá hoại môi sinh? Hay trong tiểu thuyết “Thời của Thánh Thần”, tôi làm sao bịa ra nổi không khí đấu tố thời Cải cách ruộng đất, cảnh Trương Phiên định chôn sống các chiến sĩ giải phóng tại mặt trận An Lộc? Người viết sẽ dễ trở thành đồng lõa với các ác nếu chỉ tâng bốc, tô hồng cuộc sống. Đọc lại mình, nhiều khi chính tôi cũng thấy “sự bặm trợn, thô thiển đến thô tục”. Tôi như hóa thân trong cái lão chủ nhiệm dởm Lưu sáu ngón, cái gã đĩ đực, thớ lợ và điểu giả Lưu cá ngựa… (trong Ngư Phủ), gã Phèng Cửu Tựu, Trương Phiên (trong “Thời của Thánh Thần”), để trình bày với độc giả.

Ở tiểu thuyết này, tôi muốn tự lột trần mình, bắt chính mình phải trung thực với từng trang viết. Tôi muốn các nhân vật của mình đi lại con đường đầy rẫy những chông gai, thấm đẫm máu và nước mắt, trứơc khi họ thành thiên thần hay ác quỷ. Bởi họ sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không trở thành một mẫu hình hay một ám ảnh để giúp độc giả nhận ra chính mình…

- Thế còn nhân vật chính diện? Các nhân vật trong "Thời của thánh thần”, nhất là các nhân vật nữ. Người đọc rất ấn tượng với nhân vật đầy tính nhân văn Đào Thị Cam.

- Nhiệm vụ của văn học là tôn vinh con người. Thực ra trong “Thời của thánh thần” không có con người phản diện. Cũng như nhân loại, luôn có trong mỗi người phần ánh sáng và bóng tối. Tất cả các nhân vật đều đựơc tôi chăm chút, nâng niu. Trong khi viết, tôi luôn nghĩ mình phải làm sao như người soi đèn ban đêm, phải bằng mọi cách chiếu rọi cho độc giả thấy phần ánh sáng phát ra trong mỗi nhân vật. Về những nhân vật phụ nữ, thì đúng là tôi có dành rất nhiều ưu ái cho họ.
Hà Thế

Không tô hồng nhưng không thể bôi đen
Số báo QĐND cuối tuần ra ngày 15-3 vừa qua, chúng tôi giới thiệu bài phỏng vấn nhà văn Hoàng Minh Tường của tác giả Hà Thế về các tác phẩm “Ngư phủ”, “Gia phả của đất” và đặc biệt là tiểu thuyết “Thời của thánh thần”, do Nhà xuất bản Hội nhà văn mới ấn hành cuối năm 2008. Nhà văn Hoàng Minh Tường đã nói về ý tưởng và quan điểm sáng tác của mình thông qua những tác phẩm nói trên, trong đó nhấn mạnh: “Người viết sẽ dễ trở thành đồng loã với cái ác nếu chỉ tâng bốc, tô hồng”. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc có những ý kiến khác về cuốn sách này. Xin giới thiệu một trong những ý kiến đó:

Biên tập viên Nguyễn Việt Hưng ở Nhà xuất bản Giáo dục nói: “Là người đọc bản thảo đầu tiên, tôi bị sốc. Vài năm trước, e khó có nhà xuất bản nào dám cấp phép in”. Tôi suy nghĩ, ngay ở thời điểm này về sau, không nên in những cuốn sách như thế!

Những thế hệ đã sinh ra, lớn lên và trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đều hiểu rõ những gì xảy ra trong cải cách ruộng đất. bên cạnh những mặt tích cực của cải cách ruộng đất, chúng ta đã phạm phải một số thiếu sót, sai lầm, đã được Đảng, Chính phủ nhận ra và kịp thời sửa sai. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải xót xa, không cầm nổi nước mắt, thay mặt Đảng và Chính phủ xin lỗi toàn dân. Việc làm ấy đã lấy lại được niềm tin của dân với Đảng. Những năm sau đó, miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng CNXH và dốc sức người, sức của chi viện miền Nam chống Mỹ xâm lược, nhằm mục tiêu cao cả dành độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Khi giang sơn thu về một mối, cả nước cùng khắc phục hậu quả chiến tranh, chung sức xây dựng đất nước Việt Nam XHCN. Những sai lầm, ấu trĩ của thời kỳ quan liêu bao cấp cũng đã được toàn Đảng, toàn dân sửa chữa kịp thời bằng công cuộc đổi mới toàn diện. Hơn 20 năm qua, thành quả của công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu thần kỳ, không chỉ nhân dân Việt Nam mà bạn bè quốc tế cũng thán phục.

Thực tế sinh động và hào hùng ấy của dân tộc đã được phản ánh sâu sắc thông qua nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, động viên, cổ vũ lớp lớp thế hệ người Việt Nam yêu nước đoàn kết một lòng, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của ông cha. Tuy nhiên, đáng tiếc là thời gian qua đã xuất hiện một số ít tác phẩm đi vào khai thác những mảng tối của quá khứ, mô tả lại những sự kiện đau buồn - hậu quả của sai lầm, ấu trĩ, khoét sâu vào nỗi đau thương, mất mát của một thời… khiến cho nhiều bạn đọc trẻ tuổi có cái nhìn thiên lệch vào những sự kiện lịch sử, hoài nghi đường lối lãnh đạo của Đảng, phủ nhận mặt tốt, mặt tích cực của hiện thực nước ta trong những năm tháng đó.

Từ xa xưa, ông cha ta cũng dạy “Ôn cố, tri tân”. Khi viết về các đề tài mang tính lịch sử, sứ mệnh của các nhà văn là làm cho người đọc hiểu đúng, nhận thức đúng bản chất những biến cố xảy ra trong quá khứ, nêu bật truyền thống tốt đẹp của biết bao thế hệ đã đóng góp mồ hôi, xương máu để bảo vệ và xây dựng đất nước để thế hệ con cháu noi gương, tiếp bước tô thắm thêm non sông, Tổ quốc Việt Nam. Nhắc lại chuyện cũ để tạo nên sự hiểm lầm, thù hận và hoài nghi, phỏng có ích gì?

Trong bài phỏng vấn nhà văn Hoàng Minh Tường, tác giả Hà Thế có đặt vấn đề bức xúc: “Sự bặm trợn, thô thiển đến thô tục, nhân cách méo mó thể hiện trong một số nhân vật của tiểu thuyết, anh định đưa ra thông điệp gì?”. Hoàng Minh Tường trả lời rằng: “Tôi sợ câu hỏi của người phỏng vấn. Chị đã đi guốc vào bụng tôi rồi. Tôi chẳng có thông điệp gì mà chính tôi đang muốn hỏi người đọc… Tôi muốn các nhân vật của mình đi lại con đường đầy rẫy những chông gai, thấm đẫm máu và nước mắt trước khi họ trở thành thánh hiền hay ác quỷ…”. Tôi thấy ở đây một sự mâu thuẫn. Văn học phản ánh hiện thực khách quan của đời sống xã hội. Thông qua tác phẩm, nhà văn phải gửi đến độc giả một thông điệp nào đó chứ không thể nêu ra vấn đề rồi “hỏi” lại bạn đọc. Hơn nữa, “những con đường đầy rẫy những chông gai, thấm đẫm máu và nước mắt”, ai đó đã từng trải qua rồi thì không muốn và không ai có thể bắt họ phải “đi lại” được. Và như trên tôi đã nói, những quá khứ lầm lỗi và đau thương thì không nên nhắc lại để khoét sâu thêm sự khổ đau.

“Văn học là nhân học”, học văn là học làm người. Đó là sự đúc kết từ ngàn đời để lại cho người làm văn và học văn. Hơn nữa, văn học nghệ thuật phải mang lại cho người đọc vốn tri thức văn hóa và thẩm mỹ lành mạnh, hướng con người đến tiêu chuẩn chân, thiện, mỹ, làm cho tâm hồn người ta trong sáng hơn, thôi thúc người ta làm điều có ích chứ không thể gieo rắc sự tha hóa, tội ác và hoài nghi. Trong tiểu thuyết “Thời của thánh thần”, tác giả đã quá sa đà vào tả những cảnh làm tình, cảnh chém giết, cưỡng bức… vốn rất xa lạ với văn hóa làng quê Việt Nam. Tác giả biện minh: “Tôi muốn tự lột trần mình, bắt chính mình phải trung thực với từng trang viết”. Tác giả đã giành nhiều chương miêu tả những cuộc tình éo le, thô tục. Từ cuộc tình của hai cán bộ Việt Minh ở nhà trọ phố Phương Đình đến các nhân vật như Trương Phiên, Đội Tựu, Nguyễn Kỳ Cục. Đặc biệt là cảnh thủ dâm của ni sư Thích Đàm Hiên ở chùa Phổ Hướng. Đây là sự báng bổ cả đến sư sãi nhà chùa theo đạo Phật khiến cho người đọc bất bình. Tác giả nói rằng: “Tôi đưa sex vào như một thử nghiệm”! Thật là một sự thể nghiệm bất chấp luân thường đạo lý.

Nói về cách mạng, tác giả ví như “quả đấm” nên đã viết: “cải cách ruộng đất là quả đấm thép, cải tạo tư sản là quả đấm nhung, tuy không bị đấm mà đau nhừ tử, kinh hồn táng đởm đến già” (Chương 11). Đi xa hơn nữa, tác giả viết: “Cách mạng, theo đúng nghĩa đen của mọi thời, gần với tôn giáo ở bản tính hà khắc, cay nghiệt và thói đạo đức giả, vì tính mục đích của nó, đã vô tình triệt tiêu đến mức tối đa bản năng con người. Bản năng lớn nhất, thậm chí duy nhất là tính dục”. Ngoài ra còn rất nhiều trang viết thể hiện rõ sự lệch lạc trong việc nhận xét, đánh giá bản chất của cách mạng và phẩm chất đáng trân trọng của cán bộ, đảng viên.

Tác giả đã mâu thuẫn trong khi nói về quan điểm sáng tác: “Tôi nghĩ mình phải như người soi đèn ban đêm, chiếu rọi cho độc giả thấy phần ánh sáng phát ra trong mỗi nhân vật”. Nhưng qua “Thời của thánh thần”, độc giả lại thấy nhiều nhân vật xấu xa, bỉ ổi, đê tiện; luôn luôn dò xét, quy chụp và trả thù nhau; tạo nên mối hận thù trong tập thể, giữa mỗi cá nhân và đặc biệt ngay trong dòng họ và từng gia đình. Phần ánh sáng phát ra trong mỗi nhân vật thì yếu ớt mà phần bóng đen u ám, tiêu cực, mục ruỗng, tha hóa thì nhiều. Vẫn biết rằng, ở bất kỳ thời đại nào, xã hội nào cũng luôn luôn tồn tại song hành người tốt và kẻ xấu; cái thiện và cái ác. Song, ở tác phẩm này, tác giả đã quá say sưa mổ xẻ cái xấu và cái ác, đam mê mô tả nhục dục thấp hèn, như Hà Thế đã viết “sự bặm trợn đến thô tục, nhân cách méo mó” là chính xác.

Tác giả Hoàng Minh Tường viết rằng “Người viết sẽ đồng lõa với cái ác nếu chỉ tâng bốc, tô hồng cuộc sống”. Nhưng viết về cái tốt, cái thiện không phải là tâng bốc hay tô hồng. Tâng bốc hay tô hồng là viết về cái tốt không có thực, cái tốt giả dối. Trên thực tế, cuộc sống của chúng ta có biết bao người tốt, việc tốt; có biết bao nghĩa cử cao đẹp đáng tôn vinh, làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, trong khi văn học nghệ thuật chưa phản ánh đầy đủ và sâu sắc. Tác giả từ chối tâng bốc, tô hồng nhưng không ngần ngại làm công việc ngược lại là bôi đen. Bạn đọc có nhiều lứa tuổi, thành phần, trình độ học vấn và hiểu biết xã hội khác nhau. Đọc xong cuốn sách của tác giả, có bạn đọc sẽ thấy chạnh buồn, nhớ về một thời khốn khó với những chuyện đau lòng. Người ít hiểu biết và nhất là thế hệ trẻ hôm nay đọc cuốn sách loại này dễ hoang mang, nghi hoặc. Như vậy, “Thời của thánh thần” chỉ làm khuấy động lại quá khứ đau buồn chứ không phải gợi mở ánh sáng cho tương lai. Tác giả không tô hồng nhưng đã sa đà vào cảm hứng bôi đen.
Thái Dương

Trò chuyện với tác giả Tiểu thuyết "Thời của thánh thần"
(Ngô Minh)
Nhà văn Hoàng Minh Tường- Ảnh NM

Hoàng Minh Tường là nhà văn nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết viết về nông thôn được đông đảo bạn đọc mến mộ như Thủy hỏa đạo tặc ( Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1997), Đồng sau bão, Thời của Thánh thần …Đặc biệt, tiểu thuyết Thời của Thánh thần hơn một năm nay đã trở thành cuốn sách Việt Nam bán chạy nhất, được nhiều người tìm đọc nhất. Đầu tháng 7-2009 vừa qua, anh quyết định “thưởng” cho đứa con trai út của mình vừa thi đậu vào lớp 10 một chuyến du lịch Huế. Theo anh, Huế và Nha Trang là hai thành phố du lịch đẹp nhất , đáng đi thăm nhất ở miền Trung. Đã đi du lịch thì nên đến Huế vì Huế là trầm tích văn hóa nhiều tầng . Vô Huế, Hoàng Minh Tường thuê khách sạn, rồi mượn xe máy của nhà văn Nguyễn Quang Hà chở con đi thăm lăng tẩm, chùa chiền Huế, về tắm biển Thuận An, về chợ quê Cầu ngói Thanh Toàn , đi thăm bạn bè văn chương và thưởng thức những món ăn nổi tiếng Huế… Mấy ngày nắng nôi nóng bức thế mà bố con nhà văn cứ đi trên đường ngày hai buổi…Tôi phải tin nhắn, điện thoại mấy lần mới có dịp ngồi với anh vài tiếng đồng hồ ở Khách sạn Bến Ngự trò chuyện về chuyện hậu Thời của Thánh thần TCTT)

- TCTT là tác phẩm rất trung thực và nhân hậu và rất hấp dẫn, nhà văn đã dồn hết sức lực mình để viết. Dù bị “phạt thẻ vàng”, bị cảnh cáo, nhưng đó cũng đã biểu hiện của sự cởi mở hơn,“thoáng hơn” trong việc phán xét và thẩm định tác phẩm văn học của các cơ quản lý của Đảng và nhà nước ta ? Sau tiểu thuyết TCTT nhất định sẽ có những cuốn sách viết về những “vùng cấm bay” của cuộc sống sâu hơn, mạnh bạo hơn và hấp dẫn hơn. Anh có tin như vậy không ?

- Tôi tin như vậy. Vì các nhà văn chân chính trong hoàn cảnh nào cũng viết những cái mà cuộc sống bức xúc, đòi hỏi. Xã hội càng cởi mở thì văn chương càng hay. Nên trong các Đại hội Nhà văn Việt Nam, các nhà văn hay nói về tự do sáng tạo là vì thế. Tôi tin văn học Việt Nam sẽ đến lúc sáng tác, in ấn bình thường như các nước. Gần ý thức hệ với ta nhất, như Trung Quốc chẳng hạn. Tôi dã từng phát biểu trong một cuộc hội thảo về tiểu thuyết ở Đại Lải rằng: Điện ảnh và văn học Trung Quốc gần đây có những tác phẩm lớn ngang tầm thế giới vì quan niệm về sang tác của họ thực sự cởi mở. Vì thế họ mới có được Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng… Nếu Mạc Ngôn được xếp vào hạng tài ba, thì Các Nhà xuất bản Trung Quốc tài bẩy và Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Quốc tài mười (!) Về cái sự tài này, theo tôi, Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa qua cũng xứng lắm. Có như thế văn học của chúng ta mới mong có những tác phẩm được nhân dân trông đợi. Tiểu thuyết của tôi thường hay mang tính phản biện, tính luận đề …

Tôi không thích viết những cuốn sách kể chuyện bình thường, đơn điệu, vì cuộc sống vốn rất phức tạp. Tôi luôn cố gắng để văn chương mình thực sự có ích , nhận được sự đồng cảm của đông đảo bạn đọc. TCTT có thể coi là một cố gắng mới của tôi. Tôi đã huy động tất cả vốn sống, kiến thức hiểu biết của mình và vật vã trong 4 năm trời để phản ảnh hiện thực đất nước một chặng đường dài sau 1954 đến nay , không ngại khai thác những vùng được coi là nhạy cảm. Nên đối với tôi đây là đứa con tâm huyết .Có người đánh giá đây là tác phẩm “ của một đời cầm bút…”, “tác phẩm tổng kết đời văn của tôi” có lẽ cũng không quá. Tiểu thuyết TCTT được phát hành bình thường đến đông đảo bạn đọc làm cho tôi thật sự xúc động và tin tưởng. Tôi cám ơn Nhà xuất bản Hội Nhà văn , cám ơn các cơ quan quản lý văn hóa đã có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn trên tinh thần cởi mở để cho cuốn sách được sống đời sống của nó trong xã hội.

Tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc của anh được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1997, TCTT ra đời sau hơn 10 năm, gây xôn xao dư luận, tất nhiên con đẻ ra thì đứa nào mình cũng yêu, cũng quý, nhưng trong hai cuốn tiểu thuyết đó, anh tâm đắc với cuốn nào hơn ?

- Trong 30 năm qua, từ năm 1979 đến nay tôi đã xuất bản 12 cuốn tiểu thuyết và 9 tập truyện ngắn, nhưng phải nói Thủy hỏa đạo tặc, Đồng sau bão và Thời của Thánh thần là những cuốn tâm đắc nhất. Thực ra Thủy hỏa đạo tặc là cuốn đầu trong bộ tiểu thuyết Gia phả của đất gồm 2 cuốn : Thủy hỏa đạo tặc ( 1996) và Đồng sau bão (2000). Thủy hỏa đạo tặc tôi viết về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Đó là giai đoạn khốn khó nhất của bà con nông dân, phải khoán chui lén lút, cuộc sống vô cùng quẩn bách. Tôi viết xong tiểu thuyết này năm 1982. Lúc đầu lấy tên là Vùng gió quẩn. Đưa bản thảo đi hết nhà xuất bản này đến nhà xuất bản khác, anh biên tập viên nào đọc cũng “rất thích, rất hay”, nhưng không “nhà” nào dám in. Mãi đến năm 1996 mới in được. Đó là cuốn tiểu thuyết cũng “rất nóng”, bám rất sát hiện thực đời sống nông thôn, có tính phản biện mạnh mẽ. Đó là thời của bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc ở Vĩnh Phú. Tiểu thuyết này mà in ra lúc đó thì tác giả cũng nguy. Ông Kim Ngọc , một bí thư tỉnh ủy mà còn bị khép tội “chống đường lối” bị đày đến khốn khổ, nhà văn như tôi là cái thá gì ! Nhưng in vào năm 1996 , lúc đó tình hình nông thôn nước ta đã được “tháo khoán”, tiểu thuyết lại được đánh giá là xuất sắc, được giải thưởng Hội nhà văn. Nhưng tôi nghĩ nếu nó được in ra trong năm 1982 thì tác dụng xã hội của nó sẽ lớn hơn nhiều . Cuộc đời thật trớ trêu: Thứ được coi là “thuốc độc” thời này lại là “thuốc bổ” thời khác. Bởi thế mà tôi thường nghĩ : Văn chương là một nghề bạc bẽo và khổ ải…

Còn TCTT có thời gian phản ảnh dài hơn, không gian rộng hơn và tính chất phản biện xã hội cũng quyết liệt hơn . Một nhà văn đã đúc kết rất cô động trên mạng : “ Thời của Thánh Thần” viết về những số phận khác nhau của một gia đình có truyền thống khoa bảng ở làng quê châu thổ sông Hồng. Bốn anh em trai Khôi, Vĩ, Vọng, Quặc ba người con đẻ, một con nuôi, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, mỗi người đi mỗi ngả. Có người trở thành cán bộ lãnh đạo; có người là nhà thơ nhưng bị quy là theo nhóm Nhân văn, xét lại; có người di cư vào Nam rồi di tản sang Mĩ; có người ở nhà cày ruộng. Cùng với họ là những người đàn bà, những người vợ, những mối tình sét đánh, éo le, ngang trái…Ba thế hệ của một gia đình, từ ông Lí Phúc, đến bốn người con trai của ông, rồi đến những đứa cháu của ông đã vật vã trên nửa thế kỉ của đất nước trong cơn gió bụi và cuộc bể dâu. Cải cách ruộng đất; Đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, chống Xét lại; Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước; Hoà hợp dân tộc…những vấn đề cốt lõi ấy, được xem xét và đánh giá qua những số phận mấy đời chìm nổi của một gia đình. Đòn xoáy khốc liệt suốt hai cuộc chiến tranh đã cuốn họ đi, nhào nặn nên tính cách và số phận của họ…”.

Đối với tôi mỗi cuốn tiểu thuyết có một nhiệm vụ. Thủy hỏa đạo tặc hay Thời của Thánh thần đã làm xong nhiệm vụ của nó.Tôi thấy mình đã làm trọn bổn phận người cầm bút.

- Nghe nói TCTT lúc đầu tên khác, sau đó anh đổi lại. Cuốn sách “nóng thế”, anh có gặp khó khăn gì khi đưa bản thảo cho nhà xuất bản không ? Tôi quý những bà đỡ cho cuốn tiểu thuyết ra đời như Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh , họ có khó khăn gì khi biên tập xuất bản và sau khi xuất bản cuốn sách ?

- Đúng là cuốn tiểu thuyết TCTT lúc đầu tôi đặt tên là “Tốt sang sông”. Vì trong cờ tướng, tốt sang sông sẽ trở thành một quân cờ nguy hiểm, nó có thể làm được mọi việc theo ý mình . Con Tốt mà sang sông, tức là đứa tiểu nhân lúc đã đắc thế. Đây là câu của Nguyễn Tuân trong “ Vang bóng một thời”…Cái ý “tốt sang sông” là ý trong một câu thơ của cố nhà thơ Trịnh Thanh Sơn. Khi tôi đưa bản thảo lần cuối cho nhà văn Nguyễn Khắc Trường, tác giả Mảnh đất lắm người nhiều ma, Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn, người sẽ ký “giấy thông hành” cho cuốn tiểu thuyết vào đời, là người đọc đầu tiên. Anh đọc xong chẳng nói năng gì về chất lượng nội dung cả. Nhưng lại bảo: “Phải cân nhắc lại cái tên sách, có một cuốn sách của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh in ở Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, với tựa đề Khi con tốt sang sông”. Truyện của ông lẽ ra phải đặt là “Những người khốn khổ”, hoặc “Con đường đau khổ”. Tiếc là các cụ Vichto Huygô và Alếcxan Tôlxtôi đã đặt mất rồi…”. Tôi mừng vì như thế là Nguyễn Khắc Trường đã đồng ý về nội dung, chỉ băn khoăn tên sách. Tôi đọc lại bản thảo, chợt phát hiện ra rằng, mình nên lấy tên tập thơ đầu tay của nhân vật Nguyễn Kỳ Vỹ đặt cho cuốn tiểu thuyết là tốt hơn cả. Thế là cái tên THỜI CỦA THÁNH THẦN được khai sinh.

Tôi cho rằng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn có đội ngũ biên tập đáng tin cậy. Tôi rất kính trọng họ. Họ hiểu nghề nghiệp và hiểu người viết muốn nói gì. Tôi biết ơn Trung Trung Đỉnh- Nguyễn Khắc Trường- Tạ Duy Anh- ba nhà văn là bộ ba tâm huyết và dũng cảm. Nếu không có họ thì cuốn sách không ra đời được. Họ đã chịu đựng nhiều phiền toái, áp lực, nhưng họ đã làm được việc có ích cho nhà văn, cho đời. Giá mà Nhà xuất bản nào cũng có những biên tập viên trình độ và bản lĩnh như thế !

- Người ta đồn rằng, trong TCTT các nhân vật đều “ám chỉ” người này người khác, rồi nói tới một dòng “văn học ám chỉ”. Vậy ,anh có thể tiết lộ các nhân vật của anh trong TCTT như Tư Vuông, Kỳ Vỹ, Kỳ Vọng, Kỳ Quặc, Chiến Thống Nhất, Đào Thị Cam, Châu Hà… “ám chỉ” ai trong cuộc sống xã hội một thời mà tiểu thuyết phản ảnh ?

- Đây không phải là tiểu thuyết viễn tưởng. Không phải tiểu thuyết lịch sử, mà đây là văn học đương đại. Nghĩa là lấy hiện thực đất nước làm cảm hứng xuyên suốt. Nhà văn thì bao giờ cũng phải có bột mới gột nên hồ. Nhưng viết sự thật một trăm phầm trăm thì lại là ký mất rồi. Tiểu thuyết là hư cấu. Nên hình tượng nhân vật tốt – xấu, ác-hiền trong tác phẩm giống nhiều người hay không là do khả năng hư cấu , xây dựng hình tượng khái quát của tác giả. Đọc sách thấy cá tính, lời nói, nhân cách, đạo đức nhân vật này giống người này, người khác nhưng thực ra không giống ai cả. Nên cái gọi là “văn học ám chỉ” không thuộc phạm trù tiểu thuyết, đó chỉ là từ ngữ của các nhà phê bình thực dụng và cơ hội “sáng tạo” ra mà thôi.

- Ở Huế đa số bạn đọc phải đọc TCTT trên mạng, vì không mua được sách. Nhưng nghe nói sách được xuất bản với ti-ra lớn, bán chạy lắm, lại thêm các nậu “luộc” đi “luộc” lại. Anh có thể cho biết vài chuyện về việc đó không ?

- Sách in 1000 cuốn bán hết vèo ngày trong tháng đầu phát hành. Có người như nhà thơ Hoàng Cát nghèo thế, sách đắt thế mà mua tới 12 cuốn sách để tặng bạn bè. Rồi nhiều bạn bè tôi ở Hà Nội mua hàng chục cuốn gửi làm quà cho bạn bè, người thân… Cuốn mình tặng Ngô Minh là cuốn sách bị in lậu đấy. Chỉ còn một cuốn mà bạn bè Huế thì đông. Sách gốc bìa gấp, có chân dung mình do họa sĩ Lê Lam ký họa, có phần lạc khoản về tác giả, tác phẩm và giải thưởng, rất trang trọng . Để có nhiều lời, bọn nậu sách đã bỏ cái bìa gấp đi , mất đẹp, mất sang đi, chắc là “để tiết kiệm” tiền in. Nghĩa là in lậu đã đến mức công khai , nên chẳng cần luộc giống làm gì cho tốn kém. Cứ như là nước ta không có cơ quan quản lý xuất bản sách vậy ! Nghĩa là chúng không biết sợ nữa. Hay là chúng được ai đó bảo kê ? Mà chẳng cần bìa gấp giới thiệu cũng bán vèo vèo. Ở Hà Nội sách lậu này bán đầy các phố như phố Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Trần Quốc Hoàn…. Những người làm xuất bản sách ước tính có tới 5 vạn cuốn sách Thời của Thánh thần bị luộc tung ra thị trường trong năm qua. Đa số người đọc đều đọc sách in lậu. Kỳ lạ hơn, sách vừa phát hành tại Hà Nội trung tuần tháng 8 năm 2008, mà chỉ một tháng sau, ngày 23 tháng 9 năm 2008, đã được post lên mạng của trang web Vietnamthưquan. Trong thư ngỏ gửi Vietnamthuquan, tôi phản đối : “Họ lược mất hai câu đề từ: “Dáng Việt, lưng còng Mẹ/ xót xa muôn kiếp Lạc Hồng“. Thiếu cả hai câu thơ Đoàn Thị Điểm – Đặng Trần Côn đề từ cho Phần I “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi / Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”. Đó là chưa kể rải rác suốt 29 chương, đầy rẫy những chữ vi tính sai và lỗi chính tả….Chính vì thế mà niềm vui của tác giả khi thấy đứa con tinh thần của mình được vinh hạnh vào trang web của Vietnamthuquan, chưa kịp hé lộ, đã như bị dội gáo nước lạnh, như thấy mình bị tổn thương…Chẳng lẽ Vietnamthuquan và những người in giả tiểu thuyết “Thời của Thánh Thần” đang bán tràn lan khắp Hà Nội và các tỉnh thành, cũng chỉ là một? Trên mạng Vietnamthuquan, và các trang mạng khác số người truy cập một năm qua tới nửa triệu lượt. Đó là chưa kể số bạn đọc lấy sách trên mạng về rồi in ra, truyền tay nhau đọc cũng không nhỏ. Như vậy, tính cả số lượng người đọc sách Thời của thành thần trên VNthuquan nữa thì số sách TCTT lưu hành trong xã hội vượt số lượng sách Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành tới cả trăm lần ! Những kẻ in sách giả vi phạm luật bản quyền, không nộp thuế cho Nhà nước, không trả nhuận bút cho tác giả, quản lý phí cho Nhà xuất bản. Bây giờ mình phải mua sách của mình bị in lậu để tặng bạn bè. Thế mới đau !

Thế theo nhà văn, có cách gì để ngăn chặn bọn in lậu ?

- Theo tôi, nếu sách không phạm vào các điều cấm, độc giả có nhu cầu cao, thì cơ quan quản lý nên cho Nhà xuất bản tái bản bán thoải mái . Đó là cách chống sách in lậu hiệu quả nhất…Tôi cũng đã có văn bản gửi Trung tâm Bản quyền tác giả văn học VN để nhờ bảo vệ. Và tất nhiên, nhiều lần đề nghị NXB Hội nhà văn cho tái bản. Nhưng ông giám đốc cười ruồi, như muốn thở hắt ra : Bác ngây thơ thế. Bác ngây thơ thế ?

- Xin cám ơn nhà văn vì cuộc trò chuyện thú vị…
(Huế, tháng 7.2009)