Chu chay 2

font size= "18 px "> Cạn dàu tim cháy thành tro .Những mong sáng cả đôi bờ nhân gian

Trang Anh

Philipin kien TQ về bien dao tai LHQ

Phát biểu tông thong Obama

Tân Lê -cô gái Úc gốc Việt tài danh

Ca voi chet dat vao bo bien Hue

Hoc tieng anh hieu qua.Tieng anh 123.com

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

GỬI TUYÊN QUANG ( Nguyễn Khôi )

                                                
                              Ừ có hẹn cũng chưa về Tuyên được
Bếp lửa nhen ai đó sưởi riêng lòng
Đêm Hà Nội đã nhạt mùi hoa sữa
Tưởng tóc ai phàng phất hương rừng
 
Xa để nhớ một khúc thành sót lại
Một đoạn đường cát bụi tím bằng lăng
Một bến thuyền bắc cầu trong mong đợi
Một đêm thơ ai đọc, lệ rơi thầm
 
Để ai đấy ở lại cùng thành cổ
Mỗi sớm mai xuống chợ thả xuôi dòng
Ngồi thư viên xem chừng chưa ấm chỗ
Nghe gió mùa xao xác suốt triền sông
 
Tự thượng nguồn ai trông về cuối bãi
Để ai kia khắc khoải những mong chờ
Thôi cứ để cho thời gian gió thổi
Gieo vào lòng một chút sóng sông Lô
 
 - Nguyễn Khôi
(Tuyển tập thơ Việt Nam thế kỷ 20-nxb giáo dục)
Lời Bình:

GIEO VÀO LÒNG MỘT CHÚT SÓNG SÔNG LÔ
Người viết bài này chưa có may mắn đặt chân đến Hà Nội, nên cảm giác " Đêm Hà Nội đã nhạt mùi hoa sữa" là rất mơ hồ, phương chi chưa hề dự định thăm "Tuyên". Song khi tình cờ đọc bài "Gửi Tuyên Quang" của nhà thơ Nguyễn  Khôi lại nghe lòng náo nức:   "Ừ có hẹn cũng chưa về Tuyên được Bếp lửa nhen ai đó sưởi riêng lòng Đêm Hà Nội đã nhạt mùi hoa sữa Tưởng tóc ai phảng phất hương rừng"   Điều lôi kéo người đọc muốn về cho biết "Tuyên" có lẽ là ở chỗ tác giả đã đặt ra một vấn đề gây hiếu kì. Thường thì "ai đó" nhen bếp lửa để nấu nướng là công việc muôn thủa chẳng có gì để nói hoặc giả để sưởi vào những đêm đông giá nơi thâm u rừng núi coi như là cái lẽ thường tình ...Chớ còn chuyện "bếp lửa nhen ai đó .." thì quả thật cao tay trong cấu tứ quả thật có vấn đề và bất ngờ đủ để cho người quan tâm thơ vừa ngâm nga vừa nghĩ ngợi Tưởng chỉ một khổ đầu nhà thơ bất chợt viết chơi một cách khơi khơi vậy thôi mà bất đồ "ngộ" thơ. Nào dè, càng đọc cáng thấy lộ rõ ý chủ quan của người viết  được phát triển một cách nhất quán khi dẫn mạch thơ đi tiếp:   " Xa để nhớ một khúc thành sót lại Một đoạn đường cát bụi tím bằng lăng Một bến thuyền bắc cầu trong mong đợi Một đêm thơ ai đọc, lệ rơi thầm"   Lòng chùng xuốnggiữa "đêm thơ ai đọc" chẳng biết có khóc thành tiếng nổi không khi nhớ cảnh, nhớ người, chỉ biết rằng người thơ đã "lệ rơi thầm" trước cảnh ngộ" Một đoạn đường cát bụi tím bằng lăng" ? Đã từ lâu lắm rồi khi hình thành nên trật tự thế gian này: là sẽ gió bay đi phong trần dương thế và hàng cây bên đường miên viễn đứng đó làm chứng nhân cho dâu bể với nhân tình. Có đâu lại " ...cát bụi tím bằng lăng" đành đoạn. Bất khả giải là ở đây mà lí thú nhâm nhi như một món khoái khẩu cũng chính vào chỗ này vậy:   " Để ai đấy ở lại cùng thành cổ Mỗi sớm mai xuống chợ thả xuôi dòng Ngồi thư viện xem chừng chưa ấm chỗ Nghe gió mùa xao xác suốt triền sông"   Tự nhiên thương cái cô dơn của hai câu thơ sau trong khổ thơ này, lòng người quẩn quanh chẳng biết đi đâu giữa rêu phong "thành cổ", giữa cổ độ của thời gian cứ vô tình qua đi mà "người ở lại"  chỉ còn "mỗi sớm mai xuống chợ" chẳng mua gì ! Đến nỗi tìm chút yên ắng nơi thư viện cũng đáng "ngồi ...chưa ấm chõ" vì "triền sông" "xao xác gió"   "Tự thượng nguồn ai trông về cuối bãi Để ai kia khắc khoải những mong chờ Thôi cứ để cho thời gian gió thổi Gieo vào lòng một chút sóng sông Lô"...   Đọc hết bài thơ của "người ta" được "một mình" ngơ ngác : "ai" ở đây là ai? Tình thân cụ thể không thể gọi thành tên hay chính lòng nhà thơ luyến lưa, phân vân nửa về nửa ở ...Nhưng thôi với chỉ "bếp lửa nhen ai đó ..." và "cát bụi tím bằng lăng" đủ làm gật gù những con mắt xét nét thơ kĩ tính và rồi lấp lửng ấy mãi còn vương lại trong mình mơ hồ như ảo mộng khói núi rừng sương. Nên chăng phải "ngược" một bận mới thấu đáo lẽ "không xuôi" và mới cảm hếtcái tình man mác của người viết, cứ lơ lửng điều gì đó khó nắm bắt ngoại trừ khi đọc đến câu cuối bài thơ ta muốn quay lại từ đầu ....
Đỗ Thị Hoa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét